Nông nghiệp

“Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên – góc nhìn từ… dưới lòng đất

14:41 17/05/2021 GMT+7

Dân gian có câu: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Cây chè cũng tương tự. Sau hơn nửa thế kỷ khai thác, đất trồng chè Thái Nguyên cũng như miền núi phía Bắc đã hao hụt rất nhiều chất dinh dưỡng. Để giữ được danh tiếng “Chè Thái”, nhà nông cần thấu hiểu nhu cầu nơi gốc rễ của cây chè, tức cần có góc nhìn từ dưới lòng đất.

Thu hái chè Tân Cương (Thái Nguyên). Ảnh minh hoạ.

Thái Nguyên là tỉnh Trung du miền núi, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Với diện tích trồng chè trên 17.000ha, Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng). Địa phương này nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu chè Thái Nguyên đã được tôn vinh “Đệ nhất danh trà” của đất nước với nhiều vùng chè nổi tiếng như: Tân Cương (TP. Thái Nguyên), Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ), La Bằng (Đại Từ), Tức Tranh, Vô tranh, Phú Đô (Phú Lương)…

Nếu “lấy” nhiều hơn “cho”, đất nghèo sẽ khó có trà ngon

Dẫn kết quả điều tra khoa học gần đây, Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng cho biết: Để đạt 2 tấn chè búp khô/ha, cây chè lấy đi của đất khoảng 80kg đạm (N), 40kg lân (P2O5), 30kg kali (K2O), 8kg magie (MgO), 16kg canxi (CaO) và các chất vi lượng như kẽm (Zn), bo (B), môlípđen (Mo)… Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như magie, canxi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… cây chè cần rất nhiều.

Đất trồng chè hiện nay ở Thái Nguyên, theo nhận xét của chuyên gia này, có phản ứng chua rất cao (pH<4) vượt ngưỡng yêu cầu của cây chè rất nhiều. Thực tế cây chè chỉ cần độ pH từ 4,5-5,5. Mặt khác, hàm lượng mùn trong đất cũng nghèo kiệt làm cho đất trở nên chai cứng, phá vỡ kết cấu đất, giảm độ xốp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiếu hụt rất trầm trọng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, mo líp đen, côban… mà nhiều thập kỷ qua, ít được bổ sung cho đất. Đó là hậu quả của hơn nửa thế kỷ qua dưới bàn tay khai thác quá mức của con người

Trong một báo cáo đáng tin cậy gần đây đánh giá về đất trồng chè và tình hình sản xuất chè Thái Nguyên cho thấy: “Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10%,  xảy ra trên cả các xóm có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi Vàng…). Búp chè bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều loại chè thương phẩm phẩm cấp B. Hương chè không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22-27%. Vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục….”.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm cho năng suất, chất lượng cây chè Thái Nguyên giảm là do khâu phân bón, do việc  lựa chọn phân bón không phù hợp và việc sử dụng phân bón thiếu khoa học… Trong khi đó, người dân trồng chè, không phải ai cũng biết lựa chọn phân  bón phù hợp với thực trạng đất chè Thái Nguyên đã nêu.

Một công đoạn chế biến chè đặc sản Thái Nguyên. Ảnh minh hoạ

Phân bón Văn Điển, món quà tuyệt vời cho chè Thái

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, trên thị trường phân bón hiện nay có nhiều loại phân bón. Trong đó, phân bón Văn Điển là một loại phân có nhiều ưu điểm tuyệt vời cho cây chè miền núi phía Bắc. Đây là phân khoáng có nguồn gốc thiên nhiên được sản xuất từ 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch. Sau khi rửa sạch và được phối trộn hợp lý theo tỷ lệ nhất định, hỗn hợp quặng trên được nung chảy ở nhiệt độ 1.450oC và làm lạnh đột ngột  cho ra phân nung chảy Văn Điển. Đây là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu15-19%, các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg, Silic (Si), Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 70%…

Phân bón Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Nếu bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ lại trong đất cho các vụ sau. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++  vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Phân nung chảy Văn Điển chứa thành phần đinh dưỡng nhiều nhất với hàm lượng các dưỡng chất dễ tiêu cao nhất, được cây chè sử dụng triệt để nhất, hiệu suất sử dụng đạt trên 98%. Thành phần dinh dưỡng giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này có tác dụng bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính  đất, tăng độ tơi xốp cho đất. Được bón lót trước khi trồng hoặc hàng năm bón vùi sâu trước khi đốn chè sẽ giúp bộ rễ hồi phục nhanh và phát triển khỏe, đặc biệt làm cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Trong Hội thảo khoa học về sản xuất chè sạch năm 2014, các “đại gia” chè vùng Vô Tranh, Tức Tranh (huyện Phú Lương,Thái Nguyên) đánh giá: So với bón các loại phân thông thường thì bón phân lân nung chảy Văn Điển giúp đồi chè sinh trưởng khỏe, tốt bền và ít bị nhiễm sâu bệnh, nhất là bệnh phồng lá chè.

Phân nung chảy Văn Điển được kết hợp với các chất đạm, kali và một số nguyên tố vi lượng khác để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Phân bón đa yếu tố NPK 5-10-3 (dạng viên) dùng bón cho cây chè Thái Nguyên. Ảnh tư liệu

Cách chọn và bón phân cho chè Thái Nguyên

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để thâm canh cây chè đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện, ít sâu bệnh hại, bà con nông dân Thái Nguyên thường sử dụng phân nung chảy Văn Điển và một số loại phân bón đa yếu tố NPK:

  • ĐYT NPK loại 16.8.8(N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo
  • ĐYT NPK 16.8.4(N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo.
  • ĐYT NPK 5:10:3, 10:7:3, 22:5:11… với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn… rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.

Mỗi héc-ta chè bón khoảng 600-700kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc  22:5:11. Có thể chia ra bón sau mỗi lứa chè, nhưng tốt nhất bón 3 đợt vào các tháng 2, 3 tháng 5, 6 và tháng 8, 9.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa – trung – vi lượng, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; giúp cho búp chè lên đều và nhiều búp. Đặc biệt búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh; khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85- 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, nâng cao phẩm chất và thương hiệu “chè Thái”. Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP – Thái Nguyên năm 2019 đã quy tụ sự quan tâm, tham gia của gần 100 sản phẩm từ các địa phương trong tỉnh. Qua đánh giá, lựa chọn ra 25 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Điển hình như chè Móc câu (Minh Lập, Đồng Hỷ), Minh tâm trà (Hòa Trung, Đồng Hỷ), Đinh đinh trà (Hà Thượng, Đại Từ), Trà tôm nõn (Phú Lạc, Đại ừ), chè Tôm nõn (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên), Nhất tâm trà ( Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên)…

Thực hiện chương trình OCOP quốc gia, tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP. Đó là tiềm năng, là lợi thế của tỉnh Thái Nguyên, là niềm vui, niềm tự hào của bà con nông dân… trong đó có sự góp sưc của phân bón Văn Điển giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây chè tại Thái Nguyên.

Thu Hà – Nam Phong

Tin cùng chuyên mục
Tin khác