Lễ hội đánh cá Vực Rào: Nét văn hóa cầu mùa màng bội thu của người dân
Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội có tên là đầm Vực, nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh có chiều dài hơn 1km, diện tích khoảng 30 ha, có nhiều loại cá nước ngọt sinh sống.
Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 5-6 dương lịch hàng năm, sau khi thu hoạch mùa và chuẩn bị một mùa vụ mới trong năm.
Sau tiếng trống khai hội, người dân trong và ngoài địa phương tay cầm nơm, vó, lưng vận lưới mò… cùng xuống hồ mang theo tâm lý bắt con cá to nhất để đạt giải thưởng cao nhất trong tiếng hò reo cổ vũ của hàng nghìn người đến chứng kiến.
Lễ hội đánh cá Vực Rào tồn tại đã gần 300 năm, là nét đẹp truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Lễ hội được tổ chức thường niên, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân địa phương với tinh thần khuyến nông, khuyến ngư; đồng thời giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết trong cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Xuân Viên.
Những người tham gia lễ hội bắt cá, ngoài công cụ hỗ trợ để đánh bắt gồm có nơm, nhủi, cọng vó hoặc dùng tay đánh bắt. Nơm được phần lớn người dân sử dụng trong lễ hội. Nơm là dụng cụ đánh bắt cá, tôm, cua thân thuộc của người dân lao động. Khi con cá hoặc con cua, con tôm đã bị úp trong nơm sẽ có tiếng động và người đi nơm sẽ biết cá to hay nhỏ để ấn nơm xuống bùn sâu hoặc cạn rồi dùng tay thò vào trong nơm để bắt cá.
Theo quan niệm dân gian, ai bắt được nhiều cá hoặc bắt được con cá to thì sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm trong suốt năm ấy.
Sau lễ đánh bắt cá, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các cá nhân đánh được cá to nhất và đại diện Hội đam mê nơm cá Hà Tĩnh trao cờ và phần thưởng cho các cá nhân giải Nhất, Nhì, Ba.
- COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica