Cách chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt cung cấp cho thị trường vào dịp Tết
Khoảng 3 tháng cuối năm là thời điểm nhiều gia đình bắt đầu nuôi gà với số lượng lớn để bán. Để chủ động trong chăn nuôi gà thịt phục vụ tết Nguyên Đán bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Chuồng trại
- Chuồng nuôi phải cao ráo, thoáng và thoát nước tốt.
- Chuồng trại phải sạch sẽ, đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ.
- Định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
- Nên có vườn chăn thả đảm bảo đàn gà được vận động sẽ nâng cao chất lượng thịt. Có rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, tre gỗ, tường xây,…
2. Chọn giống
Đối với gà thả vườn nên chọn các giống gà Ri lai, Lương phượng, Tam Hoàng, Gà Lạc Thủy, Đông Tảo lai... Bà con nên mua con giống khỏe mạnh ở nơi an toàn dịch bệnh, đàn bố mẹ được tiêm phòng đầy đủ, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y. Nên chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân thẳng. Tránh chọn những gà khô chân, hở rốn, vẹo mỏ, khèo chân, bụng xệ, lông bết.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng
Nhiệt độ: Tuần đầu nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi là 280 C (trong quây úm là 32 – 330C); tuần 2 - tuần 3 mỗi tuần nhiệt độ trong quây giảm 2 – 30C; sau 3 tuần để nhiệt độ 21 – 240C.
Chế độ chiếu sáng: Giai đoạn úm từ 0 – 4 tuần tuổi thắp sáng cho gà cả ngày và đêm. Giai đoạn 5 tuần tuổi trở đi thời gian chiếu sáng khoảng 18/24 giờ. Có thể ngắt quãng giờ chiếu sáng, nhưng không ngắt lúc đói và không quá 30 phút/lần.
Độ ẩm: Độ ẩm chuồng nuôi gà thịt nên thấp hơn 75%.
Thức ăn: Nên chọn thức ăn cho gà thịt có chất lượng cao, không bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc và chú ý tới hạn sử dụng, cho gà ăn tự do. Khi nhiệt độ môi trường trên 320C, cần giảm lượng thức ăn giàu đạm và chú ý cung cấp đủ nước uống. Bổ sung thêm điện giải và các Vitamin, rau xanh để giảm thiểu tác động xấu của stress nhiệt. Trước khi xuất chuồng 2 tuần, thức ăn dùng cho gà nên giảm hàm lượng bột cá (hoặc có thể thay thế hàm lượng bột cá bằng khô dầu lạc, khô dầu đậu tương...); ngừng dùng thuốc phòng cầu trùng và kháng sinh để chất lượng thịt gà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với gà thả vườn nên bổ sung thêm các loại thức ăn như giun quế để gà vận động tìm thêm thức ăn thì chất lượng thịt sẽ ngon hơn.
4. Vệ sinh phòng bệnh
- Thường xuyên quét dọn chuồng trại, giữ cho chất độn chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, khi bị ướt cần phải thay thế ngay. Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh không để nước đọng ở khu vực chăn nuôi. Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 - 2 lần/tuần toàn bộ diện tích chuồng nuôi và xung quanh để hạn chế mầm bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chăn nuôi, định kỳ xử lý bằng hóa chất hoặc úp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Cần che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa đặc biệt là vào ban đêm. Chủ động sưởi ấm cho đàn gà nhất là gà con giai đoạn úm.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống sạch cho đàn gà. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần phải cho đàn gà uống nước ấm có bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng.
- Sử dụng kháng sinh để hòa vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Bệnh Tụ huyết trùng, Hen, Tiêu chảy (cần lưu ý thời gian ngưng thuốc).
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho từng giai đoạn theo đúng lịch nhằm tăng khả năng miễn dịch chống lại bệnh dịch cho đàn gà.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gà, phát hiện sớm những con bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Khi có gà bị ốm, chết với số lượng nhiều cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Lịch phòng bệnh cho gà nuôi thịt
Quỳnh Chi (tổng hợp)