Nông nghiệp

Cây bưởi “vượt khó”, sai quả nhờ bón phân Văn Điển

16:44 09/04/2020 GMT+7

Năm nay, cây bưởi ra hoa khá sai, song do gặp nhiều ngày mưa ẩm nên tỷ lệ đậu quả không cao. Mặt khác, mùa Đông 2019 vừa qua khô hạn nặng, ảnh hưởng xấu đến năng suất quả. Nhưng nếu biết sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp, nhà vườn có thể “chuyển bại thành thắng”.

Vườn bưởi gần 30 năm tuổi có dáng quả tròn đều, vỏ căng mỏng, màu vàng sẫm, cầm chắc tay… ở xã Liên Mạc (Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh minh họa.

Đó là tư vấn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia tư vấn sử dụng phân bón có nhiều năm kinh nghiệm trên cây có múi.

Bưởi thuộc họ cây có múi, thân gỗ có bộ rễ ăn sâu nên đất trồng thích hợp có tầng canh tác dày; lớp rễ tơ ăn rộng và nông, có vi sinh vật cộng sinh nên  yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm độ pH từ 5,5 – 6,5. Bưởi có tiềm năng năng suất cao, nhiều dưỡng chất nên yêu cầu lượng dinh dưỡng rất lớn.

Dẫn kết quả nghiên cứu khoa học đã được thực tế chứng minh, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết: Với mỗi tấn quả thu hoạch, cây bưởi lấy đi từ đất bình quân 2kg đạm (N), 0,5kg lân (P2O5) 2,5kg kali (K2O); 0,2kg magie (MgO); 0,6kg vôi (CaO), 90g lưu huỳnh (S) ; 30g sắt (Fe), 4g mangan (Mn); 7g kẽm (Zn) và 5g đồng (Cu)… Từ kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp, sau khi thu hoạch quả, rễ bưởi là bộ phận bị mất lực nhiều nhất rồi đến lá, cành. Do vậy, ngay sau thời kỳ hoa nở là việc chăm sóc phục hồi và phát triển bộ rễ, phát triển cành lá để đủ sức nuôi quả đến lúc thu hoạch. Lân, đạm, kali và các dinh dưỡng trung, vi lượng là những dưỡng chất mà cây bưởi có nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này.

Các dinh dưỡng vi lượng như Zn, Cu, Mn, Fe, B0, M0, C0… tuy nhu cầu rất ít, song trong hoạt động sống của cây trồng chúng có trong thành phần các loại enzyme quan trọng, giúp cân đối các hoạt động sống trong cây, giúp thân, lá, rễ cây bưởi cứng cáp hơn, bộ khung cây bền chắc, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế tác hại bởi thời tiết khắc nghiệt như hạn, úng, gió bão, nóng và giá rét…. Chất vi lượng còn có tác dụng cải tạo đất , còn giúp giảm số hạt tăng hương vị, làm đẹp mã cho quả, góp phần gia tăng năng suất và chất lượng quả bưởi khi thu hoạch. Thiếu nguyên tố vi lượng sẽ làm cây mất cân đối vê dinh dưỡng dễ xảy ra bệnh khảm vàng lá, rụng hoa, rụng quả non., cây trồng hay mắc bênh và phát triển không bình thường.

Món đa dinh dưỡng tuyệt vời cho bưởi đậu quả

Trong nhóm cây có múi, cây bòng bưởi cao to hơn, bộ rễ ăn sâu và rộng hơn, quả to và nặng hơn nên dễ bị tổn thất hơn khi gặp mưa to, gió lớn, úng, hạn… Trong khi đó, hiện nay đa số nông dân đều mới chỉ quan tâm cung cấp các  dinh dưỡng đa lượng (NPK) nhưng ít ai nghĩ đến việc bổ sung phân trung, vi lượng cho cây. Mặt khác, không ít nông dân dùng thái quá phân đạm, hoặc sử dụng phân lân gốc a xit càng làm thay đổi lý- hóa tính đất theo hướng bất lợi cho cây bưởi. Do những nguyên nhân trên nhiều vườn bưởi cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, đậu quả ít, quả nhỏ, nhiều hạt, ăn nhạt, sâu bệnh phát sinh nhiều dẫn tới sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ra nguy cơ mất an toàn.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài chất lân còn có nhiều chất trung, vi lượng mà các loại phân bón khác không có với hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng đạt trên 96%. Đây là loại phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi mà được cây trồng hấp thụ trên 98%.

Từ phân lân nung chảy, bổ sung thêm dinh dưỡng đạm, kali và một số dinh dưỡng vi lượng để  sản xuất phân đa yếu tố NPK thích hợp cho từng giai đọan sinh trưởng, phát triển của cây trồng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều chân đất.

Một số sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK  có công thức lần lượt 12:5:10, 12:8:12; 13:3:13 và 12:12:17 rất thích hợp cho quá trình nuôi quả bưởi. Trong mỗi hạt phân bón đa yếu tố NPK đã chứa đựng đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ví dụ :

– Phân đa yếu tố NPK 10-12-5 có tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng 69% (N: 10%, P2O5: 12%, K2O: 5%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15%, S: 3%), các chất vi lượng: Zn, Fe, B, Mn, Cu…

Phân đa yếu tố NPK: 12-8-12 có hàm lượng các chất dinh dưỡng 72% (N:12%, P2O5: 8%, K2O: 12%, MgO: 8%, CaO: 15%, SiO2: 13%, S: 3%) ngoài ra còn có các chất vi lượng: Zn, Fe, B, Mn, Cu…

Đặc biệt sản phẩm phân đa yếu tố NPK 12:12:17 giàu chất  kali Sunphat có hiệu lực rất cao trong việc tăng lượng đường và các chất hòa tan trong quả, giảm hiện tượng rụng quả hay khô tép, giúp tăng năng suất, chất lượng, hương vị quả .

Cách sử dụng phân bón Văn Điển hiệu quả cao:

Những cây bưởi khoảng 6-10 năm tuổi, thường sau thu hoạch đã cuốc rạch, bón phân hữu cơ, phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3…. Nay tiếp tục bón thúc nuôi quả như sau:

– Vào khoảng tháng 3-4, sau đậu quả khoảng 1 tháng, mỗi cây  bón khoảng 1,5-2,5 kg  phân đa yếu tố  NPK 12:5:10. 13:3:13

– Vào tháng 6-7 bón khoảng 1,5-2,5 kg ĐYT NPK 12:12:17

– Vào tháng 9-10, hoặc trước thu quả khoảng 1,5 tháng, bón 2,5 – 3,5kg NPK 12:12:17 nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả, đặc biệt tăng chất lượng quả trước và sau thu hoạch.

  Lưu ý:

– Năm nay các cây bưởi ra hoa khá sai, song nhiều ngày mưa ẩm nên tỷ lệ đậu quả không cao. Mặt khác mùa Đông 2019 vừa qua khô hạn nặng, có thể ảnh hưởng đến lớp rễ tơ tầng đất mặt, dẫn tới đợt rụng quả sinh lý đợt I có thể nặng nề hơn, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch. Nếu đợt bón phân cuối năm vừa qua chưa bón đủ lượng phân lân cần thiết thì khi mới đậu quả xong, nên ngâm phân lân Super – téc mô phốt phát trong nước giải hoặc nước phân chuồng rồi pha loãng tưới xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây. Nếu tưới được 2-3 lần như vậy vừa giảm rụng quả, vừa giúp quả nhanh lớn, hạn chế sự xâm hại của rầy, rệp, nhện… vào quả non.

– Với những giống bưởi chín sớm, chỉ bón 2 đợt vào tháng 3-4 bằng phân ĐYT NPK 12 :5 :10 và đợt tháng 6-7 bằng ĐYT NPK 12 :12 :17 với lượng lớn hơn.

– Những cây cần thêm thời gian lưu quả trên cây dịp cuối năm, vừa nên bón bổ sung phân ĐYT NPK 12 :12 :17, vừa phải bón tăng phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3 trươc khi cây ra hoa

– Những cây nhiều tuổi hơn, căn cứ sức sinh trưởng và năng suất cây mà tăng lượng phân bón khoảng 10-15% trên mỗi tuổi tăng thêm.

– Cách bón:

Có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm,  rải phân rồi lấp đất hoặc phủ cỏ, rác kín phân ; nếu khô phải tưới nước;  có thể ngâm phân cho tan rồi hòa nước để tưới.

Từ khi đậu quả, nếu bộ rễ tơ bị xâm hại có thể dẫn đến hiện tượng rụng quả hàng loạt hoặc quả non bị  “thắt” rất chậm lớn. Do vậy lúc này không được cuốc xới vùng gầm tán cây.

Chăm bón cây bưởi thời kỳ đậu quả bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 12:5:10, 13 :3 :13 và 12:12:17 giúp cho cây bưởi  phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, bưởi ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.

Trọng Hòa – Nam Phong

Tin cùng chuyên mục
Tin khác