Cho khoai tây Đông “ăn đủ 13 món”, nhà nông mỏi tay thu hoạch củ
Trao đổi với tạp chí Nông Thôn Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) chia sẻ: Khoai tây thuộc nhóm cây ưa lạnh, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 85 - 90 ngày là cho thu hoạch, có giá trị kinh tế cao. Khoai tây ưa trồng trên những chân đất thịt nhẹ pha cát, chủ động tưới tiêu nước, đất không chua (pH 5,5 - 6,5), tầng canh tác dày, đất có độ mùn khá, tơi xốp thoáng khí.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết, khoai tây từ khi nhú mầm khỏi mặt đất đến khi thu hoạch có 3 giai đoạn sinh trưởng phát triển:
Giai đoạn cây con: Được tính từ mầm củ vượt khỏi mặt luống và cao 10 - 15cm, thời kỳ này sử dụng dinh dưỡng chủ yếu từ củ giống và rễ non bắt đầu phát triển từ gốc mầm lấy dinh dưỡng rất ít từ phân bón.
Giai đoạn phát triển thân, cành, lá: Được tính từ sau trồng 20 - 25 ngày trở đi đến 45 - 50 ngày. Thời kỳ này, cây khoai tây phát triển mạnh, bộ rễ chủ yếu ăn ngang và ăn sâu để hấp thụ dinh dưỡng và lấy phân bón từ lớp đất sâu và chủ yếu là phân lót. Lớp rễ ăn ngang thì được lấy dinh dưỡng qua phân thúc. Nếu bón đầy đủ phân bón cho cây khoai tây, bón thúc đợt 1 thì thân, cành, lá, phát triển nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng sau này vào củ.
Giai đoạn phát triển củ (từ sau trồng 50 ngày trở đi đến thu hoạch): Thời kỳ này đồng thời với phát triển thân, cành và lá cây còn tổng hợp dinh dưỡng để phát triển rễ củ. Các rễ tia củ thường ăn nông gần mặt đất cần thông thoáng không khí có độ ẩm đất vừa phải. Bởi vậy, việc bón phân thúc đợt 2 là cực kỳ quan trọng.
Bổ sung dinh dưỡng, giảm chua cho đất trồng khoai tây
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, để có được 25 tấn củ/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất khối lượng dinh dưỡng như sau: 140kg đạm (N); 60kg lân (P2O5), 110kg kali (K2O); 60kg vôi (CaO) ; 9kg magie (MgO); 15 kg silic (SiO2), 4kg lưu huỳnh (S), 0,2kg bo (B); 0,4kg kẽm (Zn), 0,lkg mangan (Mn).
Đất trồng khoai tây ở nước ta hiện nay hầu hết là đất chua với pH dưới 0,4,vì vậy rất cần phải bón thêm vôi. Những đất này cũng thiếu magie, thiếu silic, lưu huỳnh, bo và kẽm trầm trọng. Bà con nông dân các vùng trồng khoai tây hầu như chưa hiểu biết cặn kẽ về thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây, đặc biệt đặc điểm tính chất của các loại phân bón hoá học. Việc chăm bón cho cây khoai tây thường theo cảm tính, theo thói quen như sử dụng nhiều phân đơn, đạm, lân, kali, hoặc dùng các loại phân NPK thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng (đạm, lân và kali) mà thiếu hoặc không có các thành phần dinh dưỡng trung lượng khác như vôi, mage, lưu huỳnh, silic và thiếu dinh dưỡng vi lượng. Điều đó dẫn đến khoai tây thân nhỏ, lá mỏng, nhiều ruộng có màu xanh đen, cây yếu, nhiễm rất nhiều sâu bệnh, đặc biệt bệnh héo xanh là lở cổ rễ và các sâu ăn lá, làm giảm năng suất chất lượng củ.
Nhằm hỗ trợ người nông dân khắc phục những hạn chế trong sử dụng phân bón cho cây khoai tây, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra đời những dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK. Tính khác biệt của các dòng sản phẩm này đối với sản phẩm khác cùng loại trên thị trường là: Cân đối đạm, lân, kali, đồng thời trong mỗi hạt phân chứa đầy đủ chất vôi mage, silic, lưu huỳnh và bo, kẽm.
Cách bón phân hiệu quả cao cho khoai tây
Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nhà nông nên sử dụng phân bón có nhiều ưu điểm như phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho khoai tây. Cách sử dụng như sau:
- Sử dụng phân ĐYT NPK 10.7.3 + TE dùng để bót lót:
NPK 10.7.3 + TE có thành phần dinh dưỡng: 10%N, 7% P2O5; 3% K2O; 5% CaO; 6% MgO; 10% SiO2; 3% S; 0,2% B; 0,1% Zn.
Cách sử dụng:
Bón lót trước khi đặt củ giống: Sau khi làm đất, lên luống, nếu trồng 1 hàng thì mặt luống rộng 0,7 - 0,8m; nếu trồng 2 hàng thì mặt luống rộng l,4m, sau đó đánh rạch hàng trồng, tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục 4 -5 tạ/ sào + 12 - 13kg/sào ĐYT NPK 10.7.3 + TE. Nhà nông nên rải phân hữu cơ và phân NPK lên rạch luống rồi lấp một lớp đất mỏng phủ lên phân sau đó tiến hành đặt củ giống, tránh đặt củ giống trực tiếp vào phân, làm như vậy củ giống sẽ bị chết xót.
Sau khi đặt củ giống: Lấp một lớp đất mỏng từ 3 - 5cm, sau đó vét đất ở rãnh lên luống. Khi trồng, nếu đất quá khô thì phải tưới ẩm trước khi bón phân để cây lên nhanh.
- Sử dụng phân ĐYT NPK 13.3.10 + TE dùng để bót thúc:
Phân ĐYT NPK 13.3.10 + TE có thành phần dinh dưỡng: 13%N, 3% P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 1% MgO; 8% SiO2; 3%S, 0,2%B, 0,1%Zn.
Cách sử dụng:
+ Bón thúc đợt 1: Khi cây khoai vượt khỏi mặt đất chừng 15 - 20cm, xới nhẹ làm cỏ bón 15 - 20kg/sào ĐYT NPK 13.3.10 + TE kết hợp vun luống phủ kín phân tuyệt đối không bón phân vào gốc, bón phân đợt này phối hợp vái tưới nước lần 1 (nếu đất khô).
+ Bón thúc đợt 2: Sau bón thúc đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày lúc này cây khoai sau trồng được khoảng 40 - 45 ngày; bón 10 – l2kg/sào ĐYT NPK 13.3.10 + TE, rải phân sau đó vét toàn bộ đất ở rãnh vun luống thật cao phủ kín phân, đợt bón này kết hợp với tưới nước lần 2.
Phân bón Văn Điển không giống với các loại phân bón khác trên thị trường do được chế biến từ các quặng khoáng hoàn toàn từ thiên nhiên, nên rất phù hợp với sản xuất nông nghiệp an toàn. Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, trong mỗi hạt phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có chứa đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng từ đạm, lân, kali, vôi, mage, silic, lưu huỳnh và các chất vi lượng. Khoai tây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ngay từ thời kỳ đầu, đặc biệt vôi khử chua đất chất magie tăng quang hợp chất silic giúp cây, cành lá nhiều lông, kháng bệnh tốt. Cây khoẻ, nhiều thân, thân mập, mặt lá phủ lớp phấn trắng chống sâu bệnh, đặc biệt bệnh héo xanh, ngọn khoai nở, thời kỳ phình củ sớm, củ lớn nhanh, cỡ củ đồng đều, vỏ củ dày, ít bong tróc khi thu hoạch.
Đặc biệt, trong thời gian từ 80 - 85 ngày thân lá khoai tây rất bền dinh dưỡng, tập trung vào củ nhanh, năng suất cao và chất lượng tốt. Bà con nông dân nhiều tỉnh thành đã quen dùng phân bón Văn Điển trong nhiều năm qua, kết quả tốt trên ruộng mỗi năm chính là thước đo và phần thưởng xứng đang cho niềm tin của họ.