Tư vấn pháp luật

Chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Lê Chiên - 15:18 20/09/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm học 2024 - 2025 đã bắt đầu, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ bà con người dân tộc thiểu số cho con em mình được vào học trường phổ thông dân tộc nội trú (Trường PTDTNT).
Cac em học sinh dân tộc Lô Lô tại Trường PTDT nội huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ảnh minh họa

Liên quan đến nội dung này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Công ty Luật SBLAW) đã có những trao đổi cụ thể.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú  (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì:

“Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Đối tượng tuyển sinh vào học trường PTDTNT

Bạn đọc Lường Văn Thái (Lai Châu): Được biết Nhà nước có tổ chức cho học sinh người dân tộc thiểu số được học trong trường nội trú. Để được học tại trường nội trú phải có tiêu chuẩn gì?

 Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú nêu trên (sau đây gọi tắt là: Quy chế) thì: Học sinh thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này được tuyển vào học ở trường PTDTNT.

 Điều 9: Quy chế quy định về đối tượng tuyển sinh như sau:

1. Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:

a) Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);

b) Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

3. Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hàng năm.

4. Trường hợp học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nhỏ hơn quy mô của trường PTDTNT trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.

Mức học bổng chính sách

Bạn đọc Y Ban (Đắk Nông): Mức học bổng chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 84/2020/NĐ-CP, ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ thì học sinh trường PTDTNT được hưởng Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;

Học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Bình An, xã Bình An (Lâm Bình) thường sử dụng trang phục truyền thống đến trường.  Ảnh: Thanh Phúc

Chế độ đối với học sinh trường PTDTNT

Bạn đọc Triệu Yết (Long An): Đề nghị cho biết học sinh trường PTDTNT được hưởng những chính sách đãi ngộ như thế nào?

Chế độ của học sinh trường dân tộc nội trú được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT. Theo đó, học sinh các trường dân tộc nội trú sẽ được hưởng các chế độ sau:

1- Được miễn học phí.

2- Được cấp học bổng chính sách:

Tuy nhiên có một số trường hợp phải lưu ý: Trường hợp học sinh bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận học bổng chính sách.

Trường hợp học sinh bị đình chỉ học tập thì không được nhận học bổng trong thời gian bị đình chỉ, trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban hoặc dừng học vì lý do khác (không do kỷ luật hoặc tự thôi học).

Trường hợp học sinh không được lên lớp (lưu ban) thì năm học lưu ban đó chỉ được hưởng 1/2 suất học bổng, đến năm thứ 3 vẫn không đạt yêu cầu học tập thì trả về địa phương. Mỗi học sinh chỉ được phép lưu ban 1 lần trong mỗi bậc học…

3. Chế độ thưởng: Học sinh nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được Nhà trường thưởng một lần/năm như sau:

400 nghìn đồng nếu đạt khá; 600 nghìn đồng nếu đạt giỏi; 800 nghìn đồng nếu đạt xuất sắc.

4. Trang cấp hiện vật: Học sinh khi nhập trường được Nhà trường trang cấp bằng hiện vật 1 lần một số đồ dùng cá nhân như sau: chăn bông cá nhân; màn cá nhân; áo bông; chiếu cá nhân; Nilon đi mưa; quần, áo dài tay (đồng phục);

5. Tiền tàu xe: Học sinh được cấp tiền tàu xe theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng, mỗi năm một lần (cả lượt đi và lượt về) để thăm gia đình vào dịp tết hoặc dịp nghỉ hè.

6. Hỗ trợ học phẩm: Hàng năm học sinh được cấp bằng hiện vật học phẩm theo tiêu chuẩn từng bậc học.

7. Sách giáo khoa:

8. Chi cho ngày tết nguyên đán, tết dân tộc:

Nhà trường được tổ chức hai lần trong năm cho số học sinh của trường ở lại trường không về nhà trong dịp Tết nguyên đán và Tết cổ truyền của dân tộc với mức chi 50 nghìn đồng/học sinh/lần ở lại.

9. Chi hoạt động văn thể:

10. Chi bảo vệ sức khỏe:

Chi mua sổ khám sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho học sinh.

Chi mua bảo hiểm Y tế, mua thuốc thông thường cho học sinh đặt tại tủ thuốc của trường.

11. Chi tuyển sinh và thi tốt nghiệp:

Công tác tuyển sinh và thi kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp và chuyển trường … thực hiện theo các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường được lập dự toán chi các khoản như sau:

Làm hồ sơ tuyển sinh, trúng tuyển và tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

Làm thẻ học sinh và phù hiệu cá nhân của học sinh.

12. Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt:

Nhà trường lập dự toán kinh phí chi về điện, nước cho học tập và sinh hoạt của học sinh như sau:

Điện thắp sáng: bình quân 25KW/tháng/học sinh theo giá điện quy định tại địa phương.

Nước sinh hoạt: bình quân 4m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương.

Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị lũ lụt, thiên tai bị mất điện thì nhà trường được chi để mua đèn dầu thắp sáng, chi dùng cho việc lắp máy nước hoặc đào giếng. Không cấp phát tiền điện, nước cho từng cá nhân.

13. Chi nhà ăn tập thể: Hàng năm nhà trường được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể với mức 50.000 đồng/học sinh/năm.

14. Các quy định khác:

Đối với học sinh không được học tiếp tại trường do không tốt nghiệp, bị kỷ luật buộc thôi học, thôi học do ốm đau dài hạn thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp quy định trong Thông tư này.

Trường hợp bị tạm giam thì trong thời gian bị tạm giam không được hưởng học bổng.

Học sinh nghỉ học để chữa bệnh vẫn được hưởng học bổng nhưng tối đa không quá ba tháng. Trong trường hợp học sinh phải trả về gia đình thì được thanh toán tiền tàu xe kể cả người đi theo phục vụ.

* THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2014/QĐ-TTG

Tin cùng chuyên mục
Tin khác