Ngày Quốc tế về Rừng 21.3: "Rừng và sản xuất, tiêu dùng bền vững"
Khoảng 1,6 tỷ người phụ thuộc vào rừng để tồn tại
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) chỉ ra trong Báo cáo Tình rạng rừng thế giới năm 2020 rằng tổng diện tích rừng là 4,06 tỷ ha, hay xấp xỉ 5.000m2/người, nhưng rừng không được phân bổ đều trên toàn cầu.
Rừng bao phủ 1/3 diện tích Trái đất, thực hiện các chức năng quan trọng trên khắp thế giới. Khoảng 1,6 tỷ người - bao gồm hơn 2.000 nền văn hóa bản địa - phụ thuộc vào rừng để kiếm sống, thuốc men, nhiên liệu, thực phẩm và nơi ở. Hơn một nửa diện tích rừng trên thế giới phân bổ chủ yếu ở 5 quốc gia (Liên bang Nga, Brazil, Canada, Hoa Kỳ và Trung Quốc).
Tỷ lệ phân bổ rừng tại các quốc gia trên Trái đất năm 2020.
Rừng là ngôi nhà của khoảng 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế giới và ước tính có khoảng 1,6 tỷ người sử dụng rừng cho tất cả hoặc một phần sinh kế của họ như thực phẩm, nơi ở, năng lượng và thu nhập. Hàng triệu người, bao gồm cả người dân ở các thành phố, phụ thuộc vào tài nguyên rừng để có không khí sạch và nước ngọt.
Vào ban ngày, cây cối hấp thụ khí Cacbonic để quang hợp và thải ra khí Ôxy, không khí mà chúng ta hít thở. Lượng Carbon trong rừng vượt quá lượng Carbon hiện có trong khí quyển. Rừng và đất rừng lưu trữ hơn một nghìn tỷ tấn Carbon.
Do đó, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu thảm khốc bằng cách hấp thụ và lưu trữ một lượng lớn CO2. Ngoài ra, cây xanh có thể làm giảm nhiệt độ ở các thành phố lên đến 80 C, giảm việc sử dụng điều hòa không khí và lượng khí thải liên quan lên tới 40%. Nhưng khi chúng ta cắt giảm diện tích rừng để tạo không gian cho nông nghiệp, nhà ở… rừng sẽ mất khả năng điều hòa khí hậu toàn cầu.
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu.
Trong những trận mưa lớn, cây cối làm giảm nguy cơ ngập úng. Các chuyên gia cho rằng rừng cây đóng vai trò như một rào cản đối với nước lũ, đồng thời cây cối cũng ngăn chặn xói mòn đất, giảm lượng phù sa đi vào sông và tăng khả năng hấp thụ nước vào lòng đất. Rừng cũng có thể giữ lại lượng nước mưa dư thừa, ngăn chặn các dòng chảy khắc nghiệt và giảm thiệt hại do lũ lụt. Chúng cũng có thể giúp giảm thiểu tác động của hạn hán bằng cách giải phóng nước vào mùa khô, rừng cũng có thể giúp cung cấp nước sạch và giảm thiểu tác động của hạn hán.
Hơn nữa, hơn một phần tư các loại thuốc tân dược, trị giá ước tính khoảng 108 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, có nguồn gốc từ thực vật rừng nhiệt đới.
Quản lý rừng bền vững và sử dụng tài nguyên của rừng là chìa khóa để chống lại biến đổi khí hậu
Ngày Quốc tế về Rừng 21.3 nhằm kỷ niệm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng. Vào ngày này, các quốc gia được khuyến khích thực hiện các nỗ lực để tổ chức các hoạt động liên quan đến rừng và cây xanh, chẳng hạn như các chiến dịch trồng cây.
Ngày Quốc tế về Rừng 21.3 nhằm kỷ niệm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng.
Rừng đóng góp vào an ninh lương thực và sinh kế bền vững của hàng tỷ người trên thế giới. Chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp cũng cung cấp hơn 86 triệu việc làm xanh và hỗ trợ sinh kế cho rất nhiều người. Hơn 2,4 tỷ người sử dụng năng lượng từ gỗ để nấu ăn. Gỗ được sản xuất bền vững đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính bền vững trong các lĩnh vực khác và giúp chuyển đổi sang kinh tế sinh học theo chu kỳ khép kín, ví dụ như trong các tòa nhà thân thiện với môi trường hoặc sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, và do đó góp phần vào phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu khai thác không bền vững có thể dẫn đến suy thoái rừng và mất rừng. Để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển bền vững, thay đổi các thói quen, hành động là rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Chủ đề của năm 2022 là “Rừng và sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Quản lý rừng bền vững và sử dụng tài nguyên của rừng là chìa khóa để chống lại biến đổi khí hậu và đóng góp vào sự thịnh vượng và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai. Rừng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Tuy nhiên, bất chấp tất cả những lợi ích vô giá về sinh thái, kinh tế, xã hội và sức khỏe, nạn phá rừng toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động.
Chủ đề của năm 2022 là “Rừng và sản xuất và tiêu dùng bền vững”.
Dựa trên Tuyên bố COP26 của các nhà lãnh đạo trên thế giới tại Glasgow, Vương quốc Anh về Rừng và Sử dụng Đất năm 2021 vừa qua, sự kiện Ngày Quốc tế về Rừng năm nay được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức với chủ đề “Gỗ bền vững cho con người và hành tinh” sẽ nêu bật sự liên quan của gỗ đối với con người và hành tinh, đồng thời giới thiệu lợi ích của chuỗi giá trị lâm nghiệp bền vững và bao trùm.
Gỗ cũng là sản phẩm chứa đựng thức ăn và nước sạch trong nhiều nhà bếp, dùng đóng đồ nội thất và đồ dùng thay thế các vật liệu có hại như nhựa, tạo ra sợi mới cho quần áo của chúng ta và thông qua công nghệ, là một phần của lĩnh vực y học hoặc thám hiểm không gian. Điều quan trọng là phải tiêu thụ và sản xuất gỗ theo cách thân thiện hơn với môi trường. Hãy cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên dễ tái tạo này với việc quản lý rừng bền vững.
(Dịch từ website Liên hợp quốc UN.ORG)
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi