Sống khỏe

Tạo thói quen lành mạnh để phòng bệnh lao trong thời kỳ đại dịch

13:04 07/12/2021 GMT+7
Những người mắc bệnh lao cần được theo dõi và đánh giá theo thời gian để đảm bảo họ không phát triển thành bệnh lao kháng thuốc. Vì vậy, áp dụng các biện pháp hiệu quả, thiết thực để mọi người có thể giữ an toàn cho bản thân và người thân là điều cần được ưu tiên. Dưới đây là một số thói quen giúp ngăn ngừa bệnh lao mà bạn nên lưu ý.
Lao phổi tái phát là tình trạng bệnh nhân nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng lại bị mắc lại.

Đại dịch Covid-19 đã làm suy yếu sự gắn kết xã hội và khiến các nhóm bị cô lập trong xã hội, điều này đã khiến cho những người mắc bệnh lao có xu hướng giấu bệnh để tránh bị phân biệt đối xử, ngăn cản họ điều trị kịp thời. Chính vì vậy, điều đó khiến cho tình trạng virus và bệnh lao có nhiều khả năng lây lan hơn.

Những người mắc bệnh lao cần được theo dõi và đánh giá theo thời gian để đảm bảo họ không phát triển thành bệnh lao kháng thuốc - một tình trạng vi khuẩn lao kháng lại thuốc chống lao, khiến việc điều trị trở nên rất khó khăn. Vì vậy, áp dụng các biện pháp hiệu quả, thiết thực để mọi người có thể giữ an toàn cho bản thân và người thân là điều cần được ưu tiên.

Tiến sĩ Anita Mathew, Chuyên gia về Bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Fortis Mulund (Ấn Độ) đã chia sẻ những điều bệnh nhân lao có thể làm để luôn được bảo vệ khỏi đồng nhiễm lao phổi và Covid-19:

- Tiêu thụ thức ăn bổ dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch.

- Luôn đeo khẩu trang khi hoạt động ngoài trời.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Uống thuốc theo toa thường xuyên và tiếp tục tái khám.

- Đi khám nếu bạn bị ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng giống cảm lạnh.

Ngoài ra, bệnh nhân lao cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của cơ quan y tế để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và tiếp tục điều trị lao theo chỉ định của bác sĩ. Những người bị bệnh Covid-19 và lao có các triệu chứng tương tự như ho, sốt và khó thở. Cả hai bệnh đều tấn công chủ yếu vào phổi và mặc dù cả hai tác nhân sinh học đều lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi, nhưng thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với bệnh lao dài hơn, thường khởi phát chậm.

Các triệu chứng lao bao gồm:

- Ho từ ba tuần trở lên

- Ho ra máu hoặc có đờm

- Đau ngực, hoặc đau khi thở hoặc ho

- Giảm cân không chủ ý

- Mệt mỏi, sốt

- Đổ mồ hôi vào buổi đêm

- Ớn lạnh

Trên hết, chẩn đoán sớm cả bệnh lao và Covid-19 là rất quan trọng trong việc chăm sóc những người dễ bị tổn thương. Tuổi cao và một số bệnh đi kèm như tiểu đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) làm tăng khả năng mắc Covid-19 nghiêm trọng. Những yếu tố nguy cơ này cũng là những yếu tố tiên lượng xấu trong bệnh lao. Do đó, cần tạo dựng các thói quen lành mạnh, bảo vệ bản thân khỏi nhiễm virus và bệnh tật, đồng thời tuân theo các quy tắc phòng ngừa Covid-19 phù hợp.

L.Trâm (Theo India.com)

Tin cùng chuyên mục
Tin khác