Hồ sơ - Tư liệu

Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách

Việt Tùng - 18:36 22/11/2024 GMT+7
Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ nhìn từ trên cao.

 Đây là cơ hội vàng để du khách đắm mình trong một trong những kỳ quan kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam và tìm hiểu sâu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, trải nghiệm các trò chơi dân gian, và thưởng thức ẩm thực địa phương đặc trưng của địa phương.

Bên cạnh đó, Thành Nhà Hồ còn mang đến cho du khách một hành trình khám phá đầy thú vị với 10 không gian văn hóa và sản phẩm du lịch mới. Từ không gian sống động của làng quê Tây Đô đến những hiện vật cổ xưa quý giá, mỗi góc nhỏ tại Thành Nhà Hồ đều kể một câu chuyện riêng, đưa du khách trở về quá khứ. Du khách còn được hòa mình vào không khí làng quê, thưởng thức đặc sản địa phương và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ tại những góc “sống ảo” tuyệt đẹp.  ỗi góc nhỏ tại Thành Nhà Hồ đều kể một câ chuyện riêng.

Không gia trưng bày các phiến đá Thành Nhà Hồ giúp các em học sinh tham quan, tìm hiểu để hiểu sâu hơn về lịch sửa của dân tộc.

Trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ không ngừng làm mới mình, mang đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo và hấp dẫn. Bên cạnh việc bảo tồn và tôn tạo di sản, Trung tâm đã đầu tư xây dựng và phát triển 10 không gian văn hóa mới, từ không gian nông nghiệp Tây Đô tái hiện chân thực cuộc sống của người dân xưa đến khu trưng bày hiện vật ngoài trời với những hiện vật độc đáo, mỗi góc nhỏ tại Thành Nhà Hồ đều kể một câu chuyện riêng, đưa du khách trở về quá khứ.

Thành Nhà Hồ nằm trên địa phận 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới được xây dựng vào năm 1397 cuối thời nhà Trần, với tên gọi Tây Đô. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Từ đó, thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: "Em làm nhà khảo cổ học",  "Cuộc thi ảnh, video đẹp",... giúp các em học sinh có cơ hội khám phá và tìm hiểu về di sản, lịch sử hào hùng của dân tộc.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, hầu hết hoàng thành đã thành phế tích, nhưng thành quách vẫn còn nguyên vẹn. Ngày 27/6/2011, Thành Nhà Hồ chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Đây là tòa thành đá lớn nhất Đông Nam Á còn tồn tại, một minh chứng cho kỹ thuật xây dựng tuyệt vời và sáng tạo trong cách phòng thủ của người xưa.

Những năm gần đây, với tinh thần luôn làm mới mình, Thành Nhà Hồ không chỉ là một bảo tàng đá sống động mà còn là một lớp học lịch sử ngoài trời, nơi thế hệ trẻ có cơ hội tìm hiểu và trân trọng giá trị di sản của dân tộc. Để hiện thực hóa mục tiêu giáo dục, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo như "Em làm nhà khảo cổ học", "Cuộc thi ảnh, video đẹp",... giúp các em học sinh có cơ hội khám phá và tìm hiểu về di sản một cách trực tiếp và sinh động.

Với những nỗ lực không ngừng, Thành Nhà Hồ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác