Tiết kiệm tiền mua vôi, khử chua cho đất bằng phân bón Văn Điển
Vừa tiết kiệm phần lớn số tiền đáng lẽ phải mua vôi bón cho cây, vừa giúp đất khử chua hiệu quả, lại mang nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc khoáng tự nhiên cho cây trồng. Đó là nét độc đáo của phân bón Văn Điển mà ít có loại phân bón nào trên thị trường sánh được.
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng phân bón cho biết: Đất canh tác ở nước ta hơn 95% diện tích bị chua hóa do các nguyên nhân sau đây:
Một là, do phong hóa nhiệt đới, các loại đá mẹ chua như sa thạch, phiến thạch,… sau khi phong hóa hình thành các loại đất feralit chua ở vùng đồi núi, do mưa các hạt đất (phù sa) trôi về hạ lưu bồi tụ hình thành các cách đồng, bản chất đất chua nên phù sa hình thành hầu hết chua, trừ một số phù sa ven sông Tiên, sông Hậu, sông Hồng… có độ chua thấp.
Hai là, do đất bị rửa trôi mất canxi (vôi) trong đất do mưa hoặc tưới diễn ra nhiều năm thời gian kéo dài làm cho đất chua, hàm lượng vôi giảm đất tích lũy nhiều axit gây chua độc cho đất.
Ba là, các tầng đất phèn nằm sâu trong đất do quá trình hình hành phù sa bồi tụ phủ trên nền hữu cơ “sú vẹt, đước”, khi phong hỏa giải phóng các axit làm cho đất, mất canxi, đất chua.
Bốn là, do bón nhiều phân hóa học có gốc chua như đạm SA, Supe lân, một số loại phân NPK thông thường không có vôi…
Kết quả điều tra nông học đất cho thấy: 95% diện tích đất canh tác có độ pH nhỏ hơn 5, quá nửa diện tích có độ pH dưới 4,5 đều không phù hợp nhu cầu về pH của cây trồng. Cây trồng thích hợp pH từ 5,0 – 6,5 (trừ cây chè thích nghi độ pH thấp hơn từ 4,0 – 5,0).
Vì sao cần bón vôi cho cây trồng?
Cây trồng rất cần dinh dưỡng canxi (CaO) có trong vôi, vôi cung cấp canxi cho cây. CaO là chất dinh dưỡng trung lượng, cây cần nhiều để giúp cho vững chắc thành tế bào, điều hòa môi trường trong dịch cây, giúp cho dịch cây vận chuyển thuận lợi, canxi cũng tham gia nhiều phản ứng sinh hóa trong cây. Thiếu canxi, cây dễ đổ ngã, dễ sâu bệnh, trái cây hay rụng non, dễ nứt quả, khi thiếu trầm trọng canxi làm cho đợt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô, thiếu canxi cũng làm cho bộ rễ cây kém phát triển, cây còi cọc. Can xi còn giúp giải độc cho cây, tăng khả năng chống chịu của cây.
Cách khử chua cho đất, “giải cứu” bộ rễ.
Đất chua có chứa nhiều dư lượng axit, do bón quá nhiều phân hóa học, ít bón phân hữu cơ, làm cho đất suy thoái và chua, bạc màu làm giảm năng suất của cây trồng, khi độ pH thấp dưới 4,5 thì phải bón vôi hoặc phân có vôi để chống chua, tăng độ màu mỡ cho đất, tác động lại đến cây trồng tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất, dễ dàng hơn, bộ rễ cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Bón vôi ức chế nấm bệnh gây hại cây trồng.
Khi đất chua là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh gây hại, biện pháp hữu hiệu rẻ tiền là bón vôi, cải tạo đất, ức chế các loại nấm bệnh trong đất có hại cho cây trồng.
Các nguồn bổ sung vôi cho đất, cho cây
Vôi nung (CaO) khi hòa hợp với nước (H2O) thì trở thành Ca(OH)2 có tác dụng khử chua tốt, tăng pH, tuy nhiên phải sử dụng theo hướng dẫn cho từng loại đất, từng loại cây trồng một cách phù hợp, nếu bón quá mức sẽ không có lợi cho đất. Hiện nay do việc sử dụng vôi còn nhiều hạn chế về chi phí nên trong thực tiễn nhiều nơi rất ít dùng vôi nung để bón ruộng.
Bột đá vôi (CaCo3) được nghiền từ đá vôi, hiệu lực khử chua cho đất thấp, chậm, cây trồng khó hấp thụ, hiệu quả không cao.
Đolomite (CaMg(CO3)2) được nghiền từ đá đolomite, tác dụng cải tạo đất chậm, khử chua kém, ít cung cấp dinh dưỡng CaO cho cây trồng.
Nguồn vôi từ các loại phân bón thông thường.
Phân hóa học: Các loại phân đạm, supe lân, kali đều không chứa vôi, các loại phân hỗn hợp như NPK thông thường chỉ có duy nhất 3 thành phần dinh dưỡng là N – P – K, tỷ lệ % vôi (CaO) trong phân hầu như không có, một vài loại tỷ lệ % (CaO) rất thấp chỉ < 2%, không đủ lượng để khử chua đất và cung cấp thức ăn cho cây trồng.
Phân đa yếu tố Văn Điển: Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, phân bón đa yếu tố Văn Điển được coi như nguồn phân chính cung cấp vôi (CaO) để cải tạo đất và dinh dưỡng cây trồng.
Vậy phân lân Văn Điển là gì mà được nhà nông chọn làm nguồn phân chính cung cấp vôi cải tạo đất? Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự giải thích, phân lân Văn Điển được gọi tên đầy đủ là phân lân nung chảy Văn Điển được nung chảy ba loai quặng: Apapit giàu lân tổng số, Sepentin giàu canxi, vi lượng và sa thạch giàu silic. Sau khi nấu chảy ở nhiệt độ 1.4500C hỗn hợp quặng chín chuyển hóa sang dạng dễ tiêu cây trồng hoàn toàn sử dụng được, thành phần dinh dưỡng trong phân lân nung chảy Văn Điển gồm: 16% (P2O5) dễ tiêu; 30% vôi (CaO); 24% silic (SiO2); 15% magie (MgO) và 6 loại vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn); mangan (Mn); Sắt (Fe); Đồng (Cu); coban (Co)… Như vậy bón lân nung chảy Văn Điển bên cạnh cung cấp, lân, magie, silic, vi lượng còn cung cấp tới 30% lượng vôi.
Cách chăm bón cho cây trồng bằng lân Văn Điển
Nếu một héc ta ruộng bón 500kg lân nung chảy Văn Điển thì đã có 150 kg vôi (CaO) tương đương 150kg vôi nung/ha. Lượng vôi này thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng vôi của cây trồng, đồng thời còn khử chua, ém phèn nâng cao độ pH trong đất thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây, các vùng đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng đại trà phân bón lân Văn Điển có tác dụng hạ phèn rất tốt, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển hấp thu dễ dàng các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali… Còn ở Tây Nguyên, bón lân nung chảy Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái, bên cạnh cung cấp các chất lân (P2O5); magie (MgO); silic (SiO2); dinh dưỡng vi lượng.
Lân nung chảy Văn Điển cung cấp một lượng vôi (CaO) rất lớn, chiếm 30% tổng lượng phân lân bón vào đồng ruộng. Nếu tính trung bình mỗi héc ta cà phê cần bón 300kg vôi (CaO) thì khi sử dụng 500kg lân nung chảy Văn Điển đã cung cấp cho đất 150kg vôi, như vậy mỗi héc ta bón phân lân Văn Điển đã làm giảm 50% lượng vôi cần bón. Hoặc đối với hồ tiêu, cần bón 250kg vôi cho 1ha, khi sử dụng 600 lân nung chảy Văn Điển để bón cho một héc ta hồ tiêu thì đương nhiên đã có 180 kg vôi cung cấp cho cây. Như vậy sử dụng lân nung chảy Văn Điển đã đáp ứng 71% lượng vôi cần bón.
Dùng phân ĐYT NPK Văn Điển, giảm đáng kể lượng vôi cần bón
Hiện nay bà con nông dân ở các địa phương trong nước sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây trồng. Ngoài việc cung cấp đầy đủ, cân đối cả các loại chất dinh dưỡng cho cây cần, điều mà bà con nông dân còn tâm đắc là không phải dùng thêm vôi để bón hoặc nếu có thì cũng giảm được lượng vôi đầu tư rất nhiều. Bởi với cây lúa ở miền Bắc thường thì nhu cầu vôi đá bón cho loại ruộng chua phèn pH dưới 4,0 vụ Đông Xuân từ 270 – 300kg/ha.
Trong khi đó sử dụng phân bón lót đa yếu tố NPK 5.10.3 với lượng bón 400 -500kg/ha thì riêng lượng vôi có trong phân đã là 60-70kg và phân thúc đa yếu tố NPK 12.5.10 lượng bón 300-350kg/ha, riêng lượng vôi đã cung cấp 27 – 30kg/ha. Tổng lượng vôi của phân lót + thúc trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển là 87 – 105kg vôi/ha. Như vậy tổng lượng vôi trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã giảm được gần 50% lượng vôi cần bón.
Đối với loại ruộng chua có pH nhỏ hơn (4,5 – 5,0) lượng vôi cần bón cho cả vụ là 150 – 200kg/ha. Khi dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển lót và thúc (Loại phân lót NPK 10.7.3 và phân thúc NPK 13.3.10) thì riêng lượng vôi trong phân bón Văn Điển đã cung cấp được gần 50% lượng vôi cần bón. Bón phân Văn Điển, bên cạnh việc cung cấp toàn diện các loại dinh dưỡng (13 loại dinh dưỡng), đầy đủ nhất, cân đối nhất, còn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu trung lượng đó là vôi (CaO). Khi bón phân Văn Điển (phân lân và phân đa yếu tố) thì giảm 50% lượng vôi cần bón hoặc không cần bón vôi cho những chân ruộng chua nhẹ, hoặc chua vừa (pH từ 5,0 -6,0).
Vôi trong phân bón Văn Điển hoàn toàn dễ tiêu, có hoạt tính cao tương đương như vôi nung, thành phần 100% (CaO), tuyệt đối an toàn cho cây trồng không gây cháy lá, rất bền không bị rửa trôi, tan từ từ trong nước, có tác dụng cung cấp thức ăn đều đặn cho điều chỉnh, đồng thời khử chua triệt để cho đất vùng rễ cây có độ pH thích hợp. Đây cũng là yếu tố vượt trội của phân bón Văn Điển mà các loại phân thông thường không có được.
Việt Hà – Nam Phong