Trao sinh kế giúp nông dân Quan Hóa thoát nghèo bền vững
Mỗi hộ dân được cấp phát 100 con vịt giống kèm theo cám và thuốc thú y, vật tư chăn nuôi để tham gia mô hình chăn nuôi vịt thịt của Tập đoàn Mavin. Sau 45-50 ngày chăn nuôi, với sự đồng hành hướng dẫn và tư vấn kĩ thuật từ Mavin, bà con có thể xuất bán vịt và hưởng lợi từ kết quả chăn nuôi. Quan trọng hơn cả là có thể làm chủ nghề chăn nuôi vịt thịt giúp cải thiện thu nhập của gia đình, thoát nghèo bền vững.
Quan Hoá là một trong những huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa cũng như của cả nước. Với 85% người dân tham gia nông nghiệp, địa hình đồi núi cùng thiên tai khiến cho kinh tế thêm phần khó khăn chồng chất.
Đây cũng chính là lý do Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision International quyết định lựa chọn Quan Hóa là 1 trong 2 huyện để tài trợ sinh kế để giúp người dân thoát nghèo. 80 hộ dân các xã Nam Động, Thiên Phủ, Phú Xuân, Nam Tiến được hỗ trợ trong chương trình là những hộ thuộc diện nghèo, dân tộc thiểu số và đặc biệt trong gia đình có trẻ em và phụ nữ cần được trợ giúp.
Trước đó, cán bộ kĩ thuật Mavin đã trực tiếp đến từng làng, bản, gặp gỡ các hộ dân để đào tạo kĩ thuật chăn nuôi vịt thịt theo quy trình chặt chẽ của Tập đoàn Mavin, khảo sát thực tế một số hộ và tư vấn cách làm chuồng trại phù hợp với điều kiện thực tế.
Mặc dù mô hình chăn nuôi vịt thịt theo chuỗi giá trị còn rất mới mẻ với người dân Quan Hóa nhưng khi được cán bộ kĩ thuật của Tập đoàn Mavin tận hình hướng dẫn và tư vấn, các hộ dân rất nhiệt tình và hào hứng tham gia, từ chỗ bỡ ngỡ ban đầu đã trở nên tự tin hơn với các kiến thức được đào tạo và đặc biệt là yên tâm khi có sự cam kết đồng hành từ Tập đoàn Mavin và World Vision trong suốt quá trình chăn nuôi để giúp bà con đạt kết quả xuất bán tốt nhất.
Đây là nội dung Chương trình hợp tác giữa Mavin và World Vision nhằm hỗ trợ một số địa bàn khó khăn của Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2024, Mavin sẽ đồng hành tài trợ 20.000 con vịt giống Mavin Cherry, 76 tấn cám vịt Austfeed 6101 và 6102 kèm theo thuốc thú y và vật tư, gói đào tạo và tư vấn trọn gói kĩ thuật giúp các hộ dân các huyện Thường Xuân và Quan Hóa làm chủ nghề chăn nuôi vịt thịt, thoát nghèo bền vững. Tổng giá trị chương trình tài trợ tại Thanh Hóa năm 2024 là gần 1,5 tỷ đồng.
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi