Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa
Đây là chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng dẫn sử dụng phân bón. Với hiểu biết khá sâu sắc và gắn bó nhiều năm với đất nông nghiệp ở Tây Nguyên, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đã đưa ra nhiều khuyến cáo hữu ích cho nông dân trồng cao su, cà phê và nhiều cây trồng quan trọng khác ở khu vực này.
Cách “bù khuyết” tuyệt vời cho đất chua, nghèo dinh dưỡng
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, muốn nói về kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê Tây Nguyên, trước hết phải đi từ đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và những yếu tố tự nhiên, sau đó là nghiên cứu lịch sử canh tác và tập quán làm nghề nông từng địa phương. Tây Nguyên là vùng đất cao trung bình (1.000m) so với mực nước biển, được hình thành từ sự phong hóa tro núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm. Vùng này có khoảng 550.000 ha đất thích hợp cho trồng cà phê, chủ yếu trên đất đỏ bazan được hình thành đá macma có đặc tính điển hình tầng canh tác dầy, cấu tượng đoàn nạp thể bền vững, độ tơi xốp cao (60 - 65%), dung trọng thấp (0,8 - 1,0) thoát nước nhanh, thoáng khí, khả năng giữ ẩm khá.
Tuy nhiên, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất bazan thường không cao, đặc biệt là hàm lượng lân, kali dễ tiêu và các nguyên tố vi lượng như bo, sắt, kẽm, đồng… chỉ có từ nghèo đến rất nghèo. Hơn nữa, quá trình rửa trôi mạnh và nông dân quen bón các loại phân chua trong thời gian dài đã làm mất đi các cation kiềm canxi, magie và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây cà phê. Cây cà phê một khi thừa đạm, thiếu các chất trung, vi lượng sẽ dẫn đến sinh trưởng phát triển yếu, giảm sức đề kháng, nhiễm các loại sâu bệnh, rụng trái non, trái chậm lớn, trái chín không đồng đều, năng suất chất lượng giảm, cây nhanh già cỗi.
Từ đặc điểm của đất Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, nhiều năm gần đây các nhà vườn ở Tây Nguyên, sau nhiều thử nghiệm với nhiều loại phân bón khác nhau, đã sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển để thâm canh cây cà phê.
Lân Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như vôi (canxi), magie, silic, đồng, bo, mangan, kẽm, molipđen, coban… Lân Văn Điển có tính kiềm nhẹ (pH: 8 – 8.5), không độc hại, không tan trong nước mà chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống đất phân không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau. Cùng với phân lân nung chảy, bà con nông dân còn dùng các loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê như NPK 10:5:12, NPK 13:3:10, 10.8.12, NPK 12:8:12, NPK 16:6:16…
“Bí quyết” bón phân cho cà phê đạt năng suất, chất lượng cao
Để cây cà phê kinh doanh đạt năng suất, chất lượng cao, các chủ vườn ở Tây Nguyên có kinh nghiệm sử dụng phân bón văn Điển như sau:
Sau thu hoạch cần dọn sạch cỏ vườn, cành vượt, tiến hành đào rạch quanh hình tán cây sâu 5-10cm, rộng 10-15cm, dùng phân lân Văn Điển 2,0 – 2.3kg/cây cộng thêm 10 – 15kg phân hữu cơ, phân bò hoai mục, rải đều vào rãnh xong lấp đất lại tưới ẩm (riêng phân hữu cơ ủ mục thường 2-3 năm bón 1 lần). Thời tiết Tây Nguyên thường được phân 2 mùa khá rõ là mùa khô và mùa mưa. Vì vậy, nếu chủ động tưới đủ ẩm thì cuối mùa khô cà phê sẽ nở hoa. Sau đó nhà nông nên bón các loại phân ĐYT NPK chuyên dùng cho cà phê được bón theo các đợt sau:
Đợt 1: Bón cho cà phê đầu mùa mưa (tháng 5 – 6).
Lúc này cà phê đã đậu quả, quả to bằng hạt đậu xanh, nên thúc cho quả lớn nhanh bằng phân Lân Văn Điển phối hợp NPK Văn Điển. Lượng bón: Từ 1 – 2kg/gốc lân Văn Điển, cộng với 1,5 – 2,0kg NPK 13:3:10; 12.8.12. Nhà vườn cần rải đều phân dưới hình chiếu tán lá xung quanh, rạch bón phân, đợt bón sau thu hoạch, tưới nước hoặc bón theo mưa, phân tan dần, cây hấp thu tốt.
Đợt 2: Bón giữa mùa mưa (tháng 7 – 8)
Giai đoạn này quả cà phê tích lũy chất khô và hình thành hạt, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ dẫn đến tình trạng cây bị kiệt sức gây nên hiện tượng khô cành, khô quả. Vì vậy cần bón cho cà phê lượng phân cân đối, đầy đủ các loại dinh dưỡng nên sử dụng NPK 13:3:10; 12.8.12; lượng bón từ 2,0 -2,5kg/gốc, rải đều phân dưới hình chiếu tán cây từ mép bồn trở vào cách gốc 60 – 70cm, sau đó tưới nước hoặc bón theo mưa, bón sau mưa khi đất còn độ ẩm 80%.
Đợt 3: Bón cuối mùa mưa (tháng 9 - đầu tháng 10).
Giai đoạn này hạt bắt đầu thời kỳ cà phê chín chắc nên cần nhiều kali hơn. Thời tiết cuối mùa mưa chuẩn bị vào mùa khô, sự vận chuyển dinh dưỡng từ các bộ phận của cây cũng chậm lại và sự hút dinh dưỡng từ đất cũng giảm, vì vậy đợt bón phân nên kết thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch, nên dùng NPK; 13.3.13, 10:5:12... Lượng phân bón từ 1,0 – 1,5kg/gốc, rải phân đều dưới hình chiếu tán cây, cách gốc 60 – 70cm, tưới nước hoặc bón theo mưa.
Phân bón Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò rất cần thiết của các chất trung và vi lượng giúp cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, lá dầy, xanh sáng bóng, thân cành vỏ nhẵn. Với cà phê trồng mới, phân bón Văn Điển giúp cây nhanh khép tán, cây khỏe hạn chế các loại sâu bệnh như rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bênh gỉ sắt, đốm mắt cua. cà phê ra hoa đậu quả nhiều, chùm quả dày, sai quả, ít rụng quả non, lớn nhanh, quả chín đồng đều, chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt.
Nhờ vậy, tỷ lệ nhân cà phê loại 1 đạt rất cao, tuổi thọ của cây kéo dài, giảm độ chua trong đất, cân bằng lại dinh dưỡng, nâng cao độ màu mỡ của đất. Nhà nông nếu tuân thủ các điều kiện canh tác như trên, chắc chắn sẽ tăng hiệu quả cho các nhà vườn cà phê ở Tây Nguyên.
Trọng Hòa – Nam Phong
- Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn
- Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
- Petrovietnam quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu quả và lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nước
- Tập đoàn TH: Định hướng tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách bài bản