Chuyên gia phân bón tiết lộ “bí quyết thành công” cho lúa Xuân muộn ở miền Bắc
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Nông thôn mới, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây lúa) nhận định: Năm 2023, năng suất lúa ở nhiều tỉnh phía Bắc không đạt kế hoạch, một phần do thời tiết bất thuận trong giai đoạn lúa làm đòng và trỗ, chín; phần quan trọng hơn nữa là nhiều nông dân chủ quan, xem nhẹ các khuyến cáo kỹ thuật, đặc biệt trong khâu thời vụ và kỹ thuật chăm bón. Năm nay, giá lương thực trong nước và thế giới có chiều hướng cao hơn các năm trước. Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cuối năm 2023 sẽ giúp nông dân thêm yên tâm đầu tư vào sản xuất.
Thời tiết, khí hậu tiềm ẩn nhiều sâu bệnh, dịch hại cho lúa
Theo quan niệm của phương Đông, năm Giáp Thìn 2024 là năm Nạp Âm: Phuc đăng Hỏa, đại vận: Thổ. Vận và niên tương sinh, trời đất có thể giao hòa. Theo đó các yếu tố thuận nhiều hơn nghịch. Đầu năm còn khí lạnh và ẩm, cuối năm nóng hơn và ẩm hơn (mưa nhiều).
Tại các tỉnh đồng bằng, nhiều nơi bà con gieo cấy rất sớm, kết thúc gieo cấy ngay vào tiết Lập xuân, trước tết Nguyên đán. Gặp thời tiết ấm nóng cây lúa sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng. Lúa sẽ trỗ sớm, tiềm ẩn thụt năng suất so với dự kiến. Ngược lại, nhiều tỉnh trung du, miền núi phía Bắc gieo cấy muộn, muộn hàng tuần sau tiết Xuân phân. Trong khi đó, mưa rào, sấm dậy, thậm chí mưa đá diễn ra hàng nửa tháng trước tiết Thanh minh, cảnh báo nắng nóng diễn ra khá sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Đây là điều kiện tiềm ẩn cho các bệnh bạc lá vi khuẩn, nhện gié, rầy nâu và sâu đục thân cuối vụ nảy sinh nhiều, nếu nhà nông chăm sóc cây lúa không đúng kỹ thuật.
Theo sinh lý cây trồng, đời sống cây lúa phân làm 2 giai đoạn sinh trưởng cơ bản là sinh dưỡng và sinh thực. Trong đó, giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúa gieo mạ đến lúa đứng cái. Vụ Xuân, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 35-50 ngày tùy giống, số giờ nắng và tổng tích ôn hữu hiệu. Giai đoạn này bộ rễ phát triển trong lớp đất nông (khoảng 3-5cm) và theo hướng lan rộng theo độ che phủ của lá lúa, khi bộ lá lúa che kín hàng cũng là lúc bộ rễ lúa đan kín mặt ruộng.
Nhiệm vụ chính của cây lúa giai đoạn này là đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, ka ly và lân cùng trung, vi lượng... Nếu không bón cân đối NPK, bón nhiều đạm quá và bón nhiều lần, lúa sẽ đẻ nhiều, đẻ nhôi nhai, thân mềm, lá mỏng lôi cuốn sâu bệnh nhiều hơn. Nếu chăm bón thúc đúng kỹ thuật, cây lúa sẽ to khỏe, dảnh lúa to, chắc, gọn khóm, lá đứng, thân cứng đủ sức dự trữ để cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn sinh trưởng sinh. giúp quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi, bộ lá tốt bền và cho bông to, nhiều hạt mẩy, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột. Bón phân đúng kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất, chất lượng cơm gạo...
Phân bón Văn Điển: Ưu việt cho cây lúa
Để chủ động giành thắng lợi trong vụ lúa Xuân, nhà nông cần đặc biệt lưu ý khâu chăm sóc lúa, vì nó mang nhiều ý nghĩa quyết định (có câu “công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn”). Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo bà con nông dân cần lưu ý khâu chăm sóc cây lúa, nhất là việc lựa chọn phân bón. Trên thị trường phân bón hiện nay có nhiều loại phân bón cho cây lúa, nhưng phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, trong đó lân (P2O5) 15-19%, magie (MgO) 15-18%, Silic (SiO2) 24-32%, Canxi (CaO) 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt 4%, chất mangan 0,4%; chất đồng 0,02%; chất molipden 0,001%; chất coban 0,002; chất bo 0,008%; chất kẽm: 0,00014%. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong phân Văn Điển được cây trồng sử dụng hết trên 98%, vừa đạt hiệu quả sử dụng cao mà không còn để lại tồn dư gây hại cho đất và môi trường.
Hơn nữa, cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, lý do ông có khuyến cáo này vì sau nhiều năm theo dõi, hướng dẫn và kiểm nghiệm thực tế trên nhiều địa phương, cho thấy phân lân nung chảy Văn Điển này không tan trong nước, nên hầu như không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất sắt (Fe), nhôm (Al) bám giữ như nhiều loại phân bón khác. Nó chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây “ăn” từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu cây chưa sử dụng hết thì phân còn tồn lại cho các vụ sau.
Từ phân lân nung chảy Văn Điển, khi được nhà sản xuất (Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển) kết hợp với đạm urê, kali Canađa và một số dinh dưỡng vi lượng, đã cho ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho lúa:
- Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: phân đa yếu tố NPK (16:5:17) có hàm lượng đạm (N) 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, lưu huỳnh (S) 2%…
- Phân bón ĐYT NPK 13:3:10 hoặc 12:5:10 cũng đang được nhiều nông dân sử dụng cho cây lúa.
"Các loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển nêu trên có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao, cân đối với dinh dưỡng lân trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải, giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông".
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh
Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận. Điểm khác căn bản giữa phân bón Văn Điển với các phân bón khác trên thị trường là ở chỗ phân bón Văn Điển có nguồn gốc từ quặng khoáng thiên nhiên, thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt hiệu quả đối với cây lúa trên chân đất lầy thụt, chua trũng hoặc đất đồi dốc.
Bón phân đúng kỹ thuật là “chìa khoá thành công”
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nông thôn mới về giải pháp giúp cây lúa vụ Xuân sinh trưởng khỏe, nhằm giảm sâu bệnh hại, giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng hạt gạo, nâng cao hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh chia sẻ kỹ thuật chăm bón thúc cây lúa Xuân muộn ở các tỉnh phía Bắc áp dụng trên mỗi bung (1.000m2 ) lúa như sau.
Thứ nhất, căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân chuyên bón thúc cho lúa Xuân 2024. Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng… thì bón khoảng 30-35 kg; bón thúc 1 lần khi lúa ra lá non, rễ trắng. Còn với ruộng bậc thang, chân ruộng vàn, vàn cao, đồi dốc hay mất nước, ruộng cấy thưa, nhỏ dảnh, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 45 - 50kg, nên bón thúc làm 2 lần: Với lúa thủ công hay cấy máy thì cần bón phân “thúc đẻ” sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại. Chỉ những ruộng lúa cao sản và sức chống chịu kém như giống lúa BC15, TBR225... thì áp dụng cuối vụ được bón thêm 6/8 kali/bung. Còn lại tất cả đều không được bón phân đạm đơn và bón lai rai phòng nhện gié, rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đoạn cuối vụ.
Thứ hai, cùng với bón phân thúc, bà con cần điều tiết nước hợp lý theo phương châm Nông – Lộ - Phơi, đặc biệt trong giai đoạn lúa đẻ nhánh để phòng tránh và xử lý bệnh đạo ôn được hiệu quả.
Chăm bón thúc cho cây lúa xuân muộn năm 2024 ở phía Bắc bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón thúc cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện bón thúc sớm, không bón thêm phân đơn, không bón lai rai sẽ giúp lúa vụ Xuân 2024 phát triển cân đối, khỏe mạnh; ruộng lúa thông thoáng, màu sắc lá xanh sáng, ít sâu bệnh hại. Lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn. Đó là những biện pháp nâng cao giá trị nông sản, hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, nhà nông nên lưu ý áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất cho vụ lúa Xuân.
Trọng Hòa – Nam Phong