Đoàn Chủ tịch Diễn đàn.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cơ giới hóa thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai tạo các cánh đồng lớn và khuyến khích hình thành quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất hàng hóa. Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch, đến nay tỷ lệ cơ cơ giới hoá làm đất 96%; gieo sạ, máy cấy 30-35%; thu hoạch lúa 91%; vận chuyển vật tư, nông sản: 95%. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, đảm bảo thời vụ, phòng tránh thiên tai, là tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại do vậy cơ giới hóa được xem là khâu quan trọng nhất cần phải đổi mới và đẩy mạnh để tăng chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Tại Hà Nam, đã thúc đẩy các mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Từ hiệu quả của cánh đồng mẫu, đề án Ứng dụng giống cây trồng mới từng bước thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; áp dụng đa dạng cơ giới hóa làm đất, cấy hiệu ứng hàng biên, cấy máy, gieo mạ khay và cơ giới hoá trong khâu thu hoạch để giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế. Các mô hình như mô hình cấy máy, phun thuốc BVTV bằng máy bay diện tích 20 ha tại xã Tiêu Động, huyện Bình Lục; Mô hình cấy máy, phun thuốc BVTV bằng máy bay diện tích 30 ha tại xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm.
Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, việc ứng dụng máy móc trong sản xuất lúa bình quân cả nước: diện tích làm đất bằng máy đạt 90,75%, gieo trồng đạt 21%, bơm tưới 80,44%, phun thuốc 53,53%, thu hoạch bằng máy đạt 58,98% diện tích, sản lượng lúa được sấy và bảo quản đúng kỹ thuật thấp, chỉ đạt 29,22%, vận chuyển đạt 78,45%. Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa thấp đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành hàng sản xuất kinh doanh lúa gạo Việt Nam. Theo thống kê, hiện tại thất thoát lúa trong công đoạn thu hoạch và sau thu hoạch là gần 3,2 triệu tấn lúa/ năm, tương đương 760 triệu USD. Riêng tổn thất ở khâu sấy mất khoảng 970.000 tấn, tương đương 233 triệu USD.
Tại Diễn đàn, một số vấn đề cần ưu tiên tập trung thảo luận như cơ chế chính sách của Nhà nước (về tính thực thi, sự nhất quán, tài chính, dồn điền đổi thửa, tổ dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp); Các tiến bộ kỹ thuật về cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng (máy kéo; công nghệ Drone để phun thuốc bảo vệ thực vật và gieo; gieo theo khóm; cấy tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất mạ thảm, cấy máy đáp ứng quy mô và khả năng đầu tư phù hợp; quy trình thu hoạch bằng máy liên hợp máy...); Thảo luận và áp dụng phương châm “một vùng, một giống, một thời gian” để tăng tối đa diện tích ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa; Chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm hay trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.
Xây dựng các mô hình cơ giới hoá sản xuất lúa đồng bộ sử dụng hoàn toàn thiết bị, máy móc, tận dụng toàn bộ phế phụ phẩm từ cây lúa và áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, công nghệ kỹ thuật số từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế và nhân rộng, chuyển giao.
Nguồn: Bộ NNPTNT