Phong trào nông dân

Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài

Tuệ Anh - 07:44 04/12/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và để đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
TIN LIÊN QUAN
Trao quyết định thành lập Câu lạc bộ "Nông dân bảo vệ môi trường" xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”.

Việc thành lập Câu lạc bộ Nông dân bảo vệ môi trường là một những hình thức giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường; giữ gìn môi trường sống trên địa bàn nông thôn; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng- xanh- sạch- đẹp- an toàn. Đồng thời, các cấp Hội chủ động trong các hoạt động, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và xã hội, thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và kinh tế tuần hoàn. 

Để làm tốt nhiệm vụ này, Ban Thường vụ Trung ương Hội yêu cầu các cấp Hội xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường” và đưa vào nhiệm vụ thường xuyên và phải đảm bảo dân chủ, thiết thực, hiệu quả, đúng pháp luật, trên tinh thần tự nguyện. Sau đây là một số thông tin cụ thể về việc thành lập Câu lạc bộ:

Điều kiện thành lập Câu lạc bộ

- Mục đích hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường và không trái với pháp luật

- Có Quy chế hoạt động

- Có số lượng từ 10 thành viên trở lên

- Có Hồ sơ đề nghị thành lập Câu lạc bộ

Nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ

- Tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động

- Dân chủ, bình đẳng, công khai

- Tuân thủ pháp luật, quy chế của Câu lạc bộ

- Vì môi trường sống và sức khoẻ của con người

Các hoạt động chính của Câu lạc bộ

- Tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường; đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; giữ gìn vệ sinh ở các hộ gia đình và cộng đồng dân cư; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học để xử lý rác thải, chất thải, nước thải, phế phụ phẩm; tái chế, tái sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Tổ chức phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình và vận chuyển rác thải sinh hoạt khác đến nơi trung chuyển; thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Định kỳ tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, ao hồ... Tham gia, hưởng ứng các phong trào về bảo vệ môi trường; phong trào trồng cây; xây dựng nông thôn sáng- xanh- sạch- đẹp- an toàn.

- Vận động các thành viên đăng ký và tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón thân thiện với môi trường.

- Xây dựng nếp sống mới, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục lạc hậu gây hại đến môi trường; xây dựng tổ dân phố, khu dân cư thân thiện với môi trường.

- Tham gia đóng góp ý kiến, giám sát và phản biện việc xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường tại địa phương; đề xuất các giải pháp nhân rộng các mô hình hiệu quả về hoạt động bảo vệ môi trường…

Các đại biểu tham dự Lễ ra mắt Câu lạc bộ "Nông dân bảo vệ môi trường" xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia câu lạc bộ

Khi tham gia Câu lạc bộ, các thành viên sẽ được phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

- Được trực tiếp thụ hưởng những thành quả về công tác bảo vệ môi trường của Câu lạc bộ, góp phần bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng đời sống của thành viên và gia đình.

- Được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; quy trình thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải; các hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường; tham quan học tập mô hình hiệu quả về bảo vệ môi trường.

- Được ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ; tham gia đóng góp, biểu quyết những nội dung, hoạt động của Câu lạc bộ.

- Được xét khen thưởng khi có thành tích xuất sắc theo đề nghị của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Được phát hiện, đề xuất những điển hình tiên tiến trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường để biểu dương và khen thưởng.

- Được tự nguyện rút tư cách thành viên khi không còn nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt trong Câu lạc bộ.

Ngoài quyền lợi thì các thành viên tham gia Câu lạc bộ còn phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tôn trọng, chấp hành Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ; Tham gia tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, pháp luật về bảo vệ môi trường cho hội viên, nông dân; vận động và giới thiệu các hội viên mới để Ban chủ nhiệm để kết nạp; Giữ gìn uy tín của Câu lạc bộ; không được lợi dụng danh nghĩa thành viên Câu lạc bộ sử dụng vào các mục đích công việc khác; Tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động, sinh hoạt của Câu lạc bộ; Đóng quỹ đầy đủ theo quy định của Câu lạc bộ; Thực hiện các công việc được Ban chủ nhiệm giao.

Nội dung và thời gian sinh hoạt của Câu lạc bộ

Tùy theo loại hình, quy mô mà Câu lạc bộ có phạm vi hoạt động trong cùng một đơn vị hành chính ở thôn, ấp, bản, làng … Việc tổ chức sinh hoạt ít nhất mỗi quý một lần, tuỳ thuộc vào nội dung có thể sinh hoạt lồng ghép với hoạt động của chi Hội…

Ngoài ra, tùy theo loại hình, quy mô, đối tượng tham gia, Câu lạc bộ tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và nhu cầu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Chú trọng tổ chức tuyên truyền, vận động các thành viên Câu lạc bộ thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tham gia các hoạt động trồng cây xanh; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường; phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; hưởng ứng các phong trào vệ sinh môi trường…

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Quy trình thành lập Câu lạc bộ

 Bước 1: Khảo sát và tư vấn quy trình thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ

Cấp chi Hội tổ chức gặp gỡ, tư vấn về mục đích, ý nghĩa, hướng dẫn quy trình thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ cho cán bộ, hội viên, nông dân và những người có đủ điều kiện và mong muốn tham gia. Tổng hợp danh sách các thành viên có nhu cầu tham gia Câu lạc bộ. Đánh giá về mong muốn thành lập Câu lạc bộ tại địa bàn khảo sát.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tính khả thi, Ban Chấp hành chi hội xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ; phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch và thông báo cho các thành viên đăng ký tham gia.

Bước 3: Tổ chức Hội nghị các thành viên có nhu cầu tham gia thành lập Câu lạc bộ

Ban Chấp hành chi Hội tổ chức Hội nghị các thành viên có nhu cầu tham gia Câu lạc bộ, gồm các nội dung: Dự thảo Quy chế hoạt động; thống nhất cơ cấu, số lượng, giới thiệu và bầu nhân sự cụ thể Ban chủ nhiệm; dự kiến chương trình, nội dung hoạt động của Câu lạc bộ, hội nghị ra mắt Câu lạc bộ.

Căn cứ kết quả Hội nghị, Ban Chấp hành chi Hội hoàn thiện và gửi hồ sơ đề nghị thành lập Câu lạc bộ; chuẩn bị các điều kiện và phân công nhiệm vụ, dự kiến chương trình tổ chức Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ và ra Quyết định thành lập

Căn cứ Hồ sơ đề nghị, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã tiến hành thẩm định hồ sơ, báo cáo cấp uỷ và trao đổi thống nhất với chính quyền cùng cấp, ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Quyết định công nhận Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

Bước 5: Tổ chức Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ

Ban Chấp hành chi Hội tổ chức Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ. Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ gồm các nội dung: Công bố Quyết định thành lập, thông qua danh sách thành viên tham gia; ra mắt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ; thông qua Quy chế và chương trình, nội dung hoạt động của Câu lạc bộ.

Ban Thường vụ Trung ương Hội giao Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung theo Hướng dẫn; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Thường vụ Trung ương Hội; đề xuất khen thưởng, biểu dương các điển hình tiên tiến trong triển khai, tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các ban, đơn vị Trung ương Hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nội dung liên quan.

Đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, hàng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ "Nông dân bảo vệ môi trường” và triển khai tới các cấp Hội; phân công cán bộ theo dõi, phụ trách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc; Chỉ đạo Hội Nông dân cấp cơ sở báo cáo cấp uỷ, chính quyền cùng cấp về việc thành lập Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”; tổ chức khảo sát, tư vấn, hướng dẫn, nắm bắt nhu cầu; xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ và triển khai các nội dung theo kế hoạch; định hướng hoạt động của Câu lạc bộ; tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Câu lạc bộ hoạt động; Phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện; biểu dương điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác