Giúp nông dân `đổi đời` từ trồng cây bản địa, cây gỗ lớn
Với chính sách đặc thù hỗ trợ cây giống, cho vay vốn để phát triển trồng cây gỗ lớn, cây bản địa và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, năm 2021, gần 230 hộ trồng rừng tại huyện Ba Chẽ và TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã nhận hơn 11,2 tỷ đồng trồng 450 ha rừng. Cả tỉnh trồng rừng tập trung gần 12.400ha, tăng 20% kế hoạch, sản lượng khai thác hơn 540.000m3, tăng gần 30%.
Năm 2022, Quảng Ninh phấn đấu trồng rừng tập trung gần 12.800 ha, trong đó trồng mới ít nhất 2.000 ha lim, giổi, lát ở những nơi có đủ điều kiện. Người dân tham gia đăng ký trồng cây gỗ lớn, cây bản địa đạt trên 1.400 ha.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh dự kiến sẽ mở rộng diện hưởng chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp ra quy mô toàn tỉnh, hỗ trợ người trồng rừng từ cây giống cho tới thu mua, chế biến nâng cao chuỗi giá trị.
"Quảng Ninh đang lập quy hoạch lại vùng sản xuất gắn với hệ thống chế biến, đặc biệt là chế biến lâm sản; tiếp tục cùng các địa phương rà soát, xác định từng loại cây trồng cụ thể để định hướng cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, sẽ có cơ chế để thu hút nhà đầu tư vào chế biến sâu phục vụ xuất khẩu, khai thác tiềm năng lợi thế đất lâm nghiệp, đặc biệt là khu vực vùng miền đông của tỉnh", ông Sơn thông tin thêm./.
Theo VOV
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân