20 năm: Gần 19.000 học viên nông dân được đào tạo nghề
Từ những khó khăn trong những ngày đầu thành lập
Theo đó, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen canh tác, tác phong làm việc của người lao động theo hướng tiếp cận với tác phong công nghiệp, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Long An; đồng thời để thực hiện ký kết các hợp đồng liên kết với doanh nghiệp; hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, trực tiếp đào tạo nghề, chuyện giao khoa học kỹ thuật cho nông dân và có sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở về phương thức, cơ chế hoạt động. Trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc Hội ND tỉnh Long An được thành lập với nhiệm vụ trực tiếp hoặc phối hợp thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội nông thôn, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; góp phần xây dựng giai cấp Nqông dân vững mạnh; xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.l
Những ngày đầu mới thành lập, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh giao 1 Phó Chủ tịch kiêm giám đốc, 1 Phó Chủ tịch kiêm phó giám đốc Trung tâm và tuyển dụng 3 biên chế viên nhiệm vụ bước đầu là xây dựng nội dung dạy nghề cho lao động nông thôn và thực hiện một số mô hình phát triển kinh tế của địa phương bằng nguồn vốn của Trung ương và chương trình phối hợp với ngành Nông nghiệp. Trụ sở chính chỉ có 1 phòng làm việc trong cơ quan Hội Nông dân tỉnh nằm ở sô 16 Trương Công Xưởng, Phường 1, TP Tân An. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp là hoàn toàn mới lúc bấy giờ nên công tác triển khai gặp rất nhiều khó khăn về vận động nông dân theo học cũng như cơ chế chính sách cho dạy nghề nông thôn chưa được quy định rõ ràng nên công tác triển khai còn hạn chế mỗi năm chỉ mở được 5 đến 10 lớp dạy nghề từ nguồn giải quyết việc làm của Sờ Lao động Thương binh và xã hội. Đối với hoạt động hỗ trợ nông dân cũng chưa có được hướng đi rõ ràng mỗi năm chỉ xây dựng được 1 đến 2 mô hình khuyến nông do viên chức là những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn chưa sâu nên việc đề xuất tham mưu còn hạn chế. Tuy nhiên trải qua thời gian công tác phấn đấu, nghiên cứu rèn luyện và được sự hỗ trợ, chỉ đạo quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND và Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động; Đã thực hiện được nhiều mô hình phát triển kinh tế cho nông dân, công tác dạy nghề cho nông dân cải thiện về số lượng và chất lượng.
Đến năm 2015, thực hiện chủ trương của T.Ư Hội NDVN về việc đổi tên Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân để phù hợp với Luật Dạy nghề, kể từ đó Trung tâm Hỗ trợ nông dân chính thức trở thành một trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh, tham gia dạy nghề trình độ sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng với quy mô được phê duyệt 560 học viên/năm với đầy đủ bộ máy nhân sự có Ban Giám đốc và 3 phòng chức năng là Phòng Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Dịch vụ hỗ trợ nông dân với 10 biên chế.
Đến những thành quả đáng được ghi nhận trong suốt 20 năm phấn đấu
Đối với công tác đào tạo, Trung tâm luôn xác định dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Vì thế, Trung tâm đã phát huy thế mạnh của địa phương với các nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp và gắn công tác dạy nghề cùng với giải quyết việc làm cho học viên, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo bền vững xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thường xuyên thực hiện đào tạo các nghề ứng dụng công nghề cao như: trồng rau, trồng lúa, trồng cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi trâu, bò, lươn, ếch, thú y, bảo vệ thực vật,...lớp tiếp thị bán hàng và tập huấn ứng dụng tin học cho nông dân.
Một điển hình trong ứng dụng những kiến thức được đào tạo tại Trung tâm, hội viên nông dân Lê Văn Trung Kiên ở phường 4, thành phố Tân An sau khi học lớp Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho bò, đã vận dụng kiến thức thành lập chuồng trại, hệ thống lại những quy trình phòng ngừa cho đàn bò mang lại hiệu quả, thu nhập hàng năm đạt trên 100 triệu đồng. Ngoài được hỗ trợ tại lớp, giáo viên trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh cũng thường xuyên đến tận nhà để hỗ trợ hướng dẫn kĩ thuật cho học viên, áp dụng kiến thức đã học nhất là về các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, tùy theo nhu cầu của địa phương, Trung tâm sẽ phối hợp với Phòng Kinh tế và các Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện định hướng tạo điều kiện để các xã, phường rà soát nhu cầu học nghề và vận dụng kiến thức sau học nghề vào thực tế.
Ông Nguyễn Thái Bình - Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Tân An tỉnh Long An cho biết: “Thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh và Thành uỷ Tân An trong việc phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ven đô, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Thành phố, trong những năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân đã chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thực hiện rất nhiều mô hình tưới tiết kiệm, thông minh, ứng dụng hữu cơ sinh học trong các vườn rau và cây ăn trái theo hướng an toàn, hữu cơ. Ngoài ra Trung tâm còn có một nội dung thực hiện trên địa bàn thành phố rất hay đó là dạy nghề tiếp thị bán hàng cho người dân qua nắm tình hình thực tế thì các học viên được giáo viên truyền đạt kinh nghiệm thực chiến trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện từ và các cửa hàng trong việc tổ chức bán hàng để đạt được doanh số cao giúp nông dân bán được sản phẩm nông nghiệp. Về phía Phòng Kinh tế trong thời gian tới sẽ tiếp tục cùng với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình để phát triển kinh tế nông nghiệp thành phố nâng cao giá trị sản phẩm cho nông dân”.
Hiện tại, sau khi tỉnh Long An có chủ trương giải thể, sáp nhập, sắp xếp lại thì Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân là 1 trong 2 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh. Hàng năm, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân được giao nhiệm vụ đào tạo 75 học viên trình độ sơ cấp và 1.200 học viên trình độ thường xuyên dưới 3 tháng. Trong 20 năm qua, trung tâm đã trực tiếp tổ chức được 645 lớp đào tạo nghề cho 18.628 học viên, trong đó tỷ lệ hội viên có việc làm thu nhập ổn định sau các lớp chiếm trên 80%. Riêng năm 2023, Trung tâm đã trực tiếp đào tạo 2 lớp trình độ sơ cấp với 50 học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp, 65 lớp đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng, có 1.684 người đạt và vượt 53% chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Năm 2024, đến thời điểm hiện tại Trung tâm đã tổ chức đào tạo được 52 lớp với 1.338 học viên đã vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2024 là 1.200 học viên.
Qua 20 năm, Trung tâm đã trợ giúp, trực tiếp, hướng dẫn xây dựng 36 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; 5 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Kết quả hoạt động của Trung tâm đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân và góp phần vào kết quả chung của công tác Hội, phong trào nông dân của tỉnh. Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân đã trở thành địa chỉ tin cậy đối với nông dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật mới và là nơi hỗ trợ gắn kết giữa nông dân với các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc cung ứng vật tư đầu và tiêu thụ nông sản.
Với những kết quả trên Trung tâm luôn hoàn thành tốt và xuất sắc, nhận được nhiều bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bằng khen của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, Chứng nhận hoà thành xuất sắc của UBND tỉnh Long An qua các thời kỳ.
- Điểm sáng nhân rộng mô hình hợp tác hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường
- Sơn La: Nâng cao kỹ năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị cho cán bộ, hội viên nông dân
- Tổ chức thành công Hội thi “Nông dân Tuyên Quang với chuyển đổi số”
- Hải Dương: Giải bóng chuyền “Bông Lúa vàng” lần thứ XIII, cup Agribank năm 2024 sân chơi giải trí của nông dân