Hội Nông dân Quỳ Châu phối hợp mở nhiều lớp đào tạo nghề cho hội viên
Trong tháng 8 vừa qua, các cơ sở Hội Nông dân trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã phối hợp cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quỳ Châu tổ chức khai giảng được 13 lớp đào tạo nghề ngắn hạn trình độ sơ cấp, thời gian 3 tháng với hơn 400 học viên là hội viên nông dân thuộc 09 xã trên địa bàn toàn huyện tham gia.
Các lớp đào tạo nghề gồm: Trồng rau hữu cơ; Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt; Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò; Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; Kỹ thuật chế biến món ăn; Đan lát đồ dùng truyền thống dân tộc Thái…
Nhiệm kỳ 2018 - 2023, nhờ làm tốt công tác phối hợp, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Quỳ Châu đã phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở được 35 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hội viên nông dân.
Thông qua các lớp đào tạo nghề nhằm trang bị những kỹ năng, kiến thức cho hội viên nông dân, từ đó giúp họ áp dụng vào thực tiễn, phát triển trong trồng trọt - chăn nuôi, có việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo, làm giàu; đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; Giúp hội viên từng bước thay đổi thói quen về canh tác, chuyển sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn cùng với nhiều phương pháp mới để đưa vào quá tình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, hình thành các tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô, sản xuất hiệu quả hơn.
Ông Sầm Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Châu cho biết: “Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở thêm các lớp tập huấn KHKT và đào tạo nghề khác cho hội viên nông dân trên địa bàn, tạo điều kiện cho hội viên nông dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần chuyển dịch kinh tế địa phương”.
- Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi