Hơn 15.000 nông dân hưởng lợi từ chương trình FFF
Sáng 21/5, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trồng rừng gỗ lớn, quản lý và phát triển rừng, nông lâm kết hợp, đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững”.
Chủ trì Hội thảo có ông Mai Bắc Mỹ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Giám đốc Chương trình FFF II; bà Sophie Grouwels, Điều phối viên khu vực Chương trình FFF, Tổ chức FAO; bà Kata Wagner, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển IIED; ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT.
Ngoài ra, Hội thảo còn có sự góp mặt của 150 đại biểu đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước, đại diện cho các THT, HTX, Hội Nông dân các tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội; đại diện một số bộ, ban ngành, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, đối tác, các bên liên quan tham gia.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Bắc Mỹ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, từ năm 2015, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức đối tác chính thực hiện Chương trình FFF giai đoạn I tại Việt Nam và tiếp tục thực hiện giai đoạn II từ 2019 đến nay.
Chương trình FFF đang được thực hiện tại các tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh rừng và trang trại, tiếp cận thị trường và tài chính cho các các THT, HTX, áp dụng các biện pháp giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Đồng thời, Chương trình FFF đào tạo, tăng cường năng lực cho Hội Nông dân các cấp để hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ cho hội viên, nông dân, vận động và khai thác các nguồn lực, thúc đẩy thực thi chính sách tốt hơn cho nông dân .
Tính đến nay, Chương trình FFF đang hỗ trợ 51 THT, HTX ở 5 tỉnh, với hơn 1.000 hộ thành viên chính thức (41,5% nữ, 61,5% người dân tộc, 11.7% thanh niên) và gần 2.000 hộ thành viên liên kết, hơn 15.000 nông dân sản xuất nông lâm nghiệp và cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ Chương trình.
Thông qua Chương trình FFF đã có 15 chuỗi sản phẩm được kết nối thị trường, doanh nghiệp; hơn 600ha chuyển hóa rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ lớn; hơn 13.000ha gỗ có chứng chỉ QLRBV; hơn 4000ha sản phẩm quế , hồi, thảo dược, bí xanh thơm , gạo, rau quả, cam bưới, gừng … đã được chứng nhận hữu cơ và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trong thời gian 2 ngày (21-22/5), các đại biểu tham gia hội thảo được chia sẻ kinh nghiệm về: Tổng quan Chương trình hỗ trợ Rừng và Trang trại giai đoạn II (FFF II); chính sách và chiến lược phát triển trồng rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững (SFM), đa dạng sinh học thích ứng với BĐKH; phát triển rừng trồng gỗ lớn theo chuỗi giá trị - kinh nghiệm từ mô hình của HTX Lâm nghiệp Bình Minh và HTX NN dịch vụ tổng hợp Tân Nguyên tại Yên Bình, Yên Bái; lợi ích và gia tăng giá trị từ trồng rừng gỗ lớn, lưu trữ carbon và các biện pháp đo lường tiềm năng; hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức nông dân, THT HTX về trồng rừng gỗ lớn, nông lâm kết hợp trên cảnh quan rừng và các khuyến nghị.
Các đại biểu cũng chia sẻ thực tiễn về quản lý rừng và đất rừng trong bối cảnh thúc đẩy quản lý và phát triển rừng bền vững, trồng rừng gỗ lớn và gia tăng giá trị từ rừng, nhu cầu thị trường (các vấn đề của quy định chống phá rừng (EUDR)); quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng để thúc đẩy trồng rừng gỗ lớn, tín chỉ, thị trường carbon rừng và thích ứng với BĐKH...
Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có hơn 14,8 triệu hecta rừng, trong đó có gần 10,2 triệu hecta rừng tự nhiên hơn 4,6 triệu hecta rừng trồng, độ che phủ rừng 42.02 % . Hơn 3,1 triệu hecta rừng đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, trồng rừng và phát triển. Khoảng gần 1.5 triệu hộ nông dân đã được giao rừng. Phần lớn các hộ nông dân làm rừng và trang trại gia đình có quy mô nhỏ, có giá trị và thu nhập thấp từ sản xuất nông lâm nghiệp.
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”