Phân bón Văn Điển - Giải pháp “phục sức” tuyệt vời cho cây có múi
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự - nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây ăn quả - trong 4 thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây ăn quả có múi, thời kỳ sau thu hoạch quả có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây trong thời kỳ này có tính chất quyết định thắng lợi của cả niên vụ năm tiếp đó.
Sau mùa thu hoạch quả, cây có múi có hai bộ phận “xuống sức” thấy rõ là bộ lá và bộ rễ già hóa, giảm chức năng hoạt động. Vì vậy, chủ vườn cần phải phục hồi để tăng hàm lượng diệp lục, tăng sự quang hợp đồng thời tái tạo lại các cành bị cắt tỉa sau thu hoạch, để cây hấp thụ tốt dinh dưỡng, nước. Bộ rễ cũng cần thiết phải kiến tạo rễ tơ mới thay thế dễ tơ cũ già yếu, lập lại thế cân bằng bộ lá, trước khi bước vào thời kỳ phân hóa hoa.
Các công trình nghiên cứu đã xác định nhu cầu dinh dưỡng mà cây ăn quả có múi cần trong thời kỳ sau thu hoạch là:
-Lân (P2O5)
-Chất đạm (N) và kali (K)
-Vôi (CaO)
-Magie (MgO)
-Các chất vi lượng: (Zn, Fe, Cu, Mn, Co, B).
-Chất hữu cơ hoai mục.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón, khiến nhiều nhà nông gặp khó khăn trong việc nhận diện đúng sản phẩm, nhà nông cần phải biết một số thông tin sau:
+ Phân đạm u rê (N): Có hàm lượng nitơ đạt 46%, cây không cần trong giai đoạn sau thu hoạch, nếu sử dụng đạm u rê cây sẽ hồi phục kém, bộ rễ tơ không phát triển, phân hóa mầm hoa ngừng trệ, ra quả, đậu quả rất thấp.
+ Phân kali (K): Thường dùng kali clorua (KCL) màu đỏ, có hàm lượng K2O = 60%, thời kỳ sau thu hoạch cây có múi chưa có nhu cầu dinh dưỡng kali, nếu bón kali cây ngưng hấp thụ dinh dưỡng, hồi phục chậm ảnh hưởng lớn đến phân bón mầm hoa, ra hoa, đậu quả sau này.
+ Phân lân supe (phân đơn), được sản xuất theo công nghệ a-xít, phân có phản ứng chua mạnh, thành phần duy nhất dinh dưỡng P2O5 = 16%, loại phân này không phù hợp cho cây có múi thời kỳ sau thu quả. Nếu sử dụng phân supe cây hồi phục chậm do mất cân bằng dinh dưỡng chua làm quăn rễ tơ, ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng của cây.
+ Phân NPK thông thường
Hiện nay có hàng trăm dòng sản phẩm NPK của nhiều hãng sản xuất, tuy nhiên thành phần chính có 3 loại dinh dưỡng là: đạm (N); lân (P2O5) kali (K) hầu hết các loại N – P – K thông thường đều thiếu đồng bộ: vôi, magie, vi lượng, silic…), bởi vậy nếu chỉ dùng NPK thông thường cho cây có múi thời kỳ sau thu hoạch thì chưa đủ cân đối dinh dưỡng theo nhu cầu của cây.
Vì sao nói phân đa yếu tố Văn Điển là “lựa chọn thông minh”?
Trên thị trường hiện nay, nhiều bà con đang tín nhiệm sử dung phân bón đa yếu tố Văn Điển cho nhiều loại cây trồng, bao gồm:
Phân nung chảy Văn Điển: Là phân lân đa yếu tố (ĐYT), có nguồn gốc từ quặng khoáng thiên nhiên, được sản xuất theo công nghệ nhiệt nung ở 1.5000C cho nóng chảy quặng chứa lân (apatit) và quặng chứa canxi, magie, silic, vi lượng (Sepentin) chuyển hóa hoàn toàn các loại dinh dưỡng khó tiêu trong 2 loại quặng sang dạng dễ tiêu cây trồng hấp thụ dễ dàng.
Lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Chất lân dễ tiêu = 16%; chất vôi (CaO) = 30%; chất magie (MgO) = 15%; chất silic (SiO2) = 24% và 6 chất vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Co… Như vậy, lân Văn Điển hoàn toàn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả có múi thời kỳ sau thu hoạch quả.
Phân lân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển
Từ các thành phần dinh dưỡng, lân nung chảy Văn Điển được phối hợp với một tỷ lệ thích hợp đạm U rê và kali clorua trên dây chuyền hiện đại vê viên, tạo hạt, nhuộm màu cho ra đời trên 50 dòng sản phẩm có các tỷ lệ phù hợp với nhu cầu từng thời kỳ của từng loại cây trồng. Đối với cây ăn quả có múi, những dòng sản phẩm được sử dụng trong thời kỳ sau thu hoạch và thời kỳ đón hoa.
+ Đa yếu tố (ĐYT) NPK 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 9%; SiO2 = 6%; S = 1%; và 6 loại chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co…
+ ĐYT NPK 6.11.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 6%; P2O5 = 11%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 6%; S = 1%; và 6 loại chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co…
+ ĐYT NPK 13.3.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 1%; và 6 loại chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co…
+ ĐYT NPK 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 1%; và 6 loại chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co…
Như vậy, phân lân nung chảy Văn Điển có 10 loại chất dinh dưỡng và phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đến 13 loại chất dinh dưỡng nhiều loại chất dinh dưỡng nhất so với các loại phân hiệu có mặt trên thị trường, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của cây có múi ở thời kỳ sau thu hoạch.
Cách bón phân Văn Điển cho cây cam ở tỉnh Hòa Bình
Hiện nay tỉnh Hòa Bình có khoảng trên 2.000 ha cam, tập trung nhiều ở huyện Cao Phong trên 1.500 ha, còn lại các huyện như Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc… Thời điểm đầu tháng 01 năm 2023, hầu hết diện tích cam đã thu hoạch, bà con nhà vườn đang bước vào chăm sóc sau thu hoạch cho cây cam, phục hồi nhanh, khỏe mạnh bước vào niên vụ sản xuất.
Để sử dụng hiệu quả cao nhất của phân bón Văn Điển, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự tư vấn cho bà con nông dân như sau:
- Bón phân cho cây “hồi sức” sau khi thu quả
Sau thu quả chừng 15–20 ngày, nhà nông cần dọn vườn đốn tỉa cành sâu, cành vượt, tạo tán thông thoáng, thu gom cành sâu bệnh đưa ra ngoài vườn tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại xung quanh tán cây trở vào gốc, chọn ngày tạnh ráo, cuốc rãnh quanh hình chiếu tán cây, chiều rộng 15 – 20cm, sâu 15–20cm, đưa đất lên mặt, để đất hả hơi 2–3 ngày sau đó bón phân: Bón 2–4 kg/gốc phân lân Văn Điển và 0,5 -1kg phân ĐYT NPK 5.10.3 hoặc ĐYT NPK 6.11.3 cùng với 15-20kg phân hữu cơ hoai mục rồi lấp đất (cây cam dưới 10 tuổi bón mức thấp, cây trên 10 tuổi bón mức cao).
Chú ý: Không nên tưới đẫm nước để hạn chế đất dí chặt. Nếu đất ẩm thì không cần tưới để đất và phân từ từ hỗn hợp nhau tạo thành sự thông thoáng cho rễ tơ phát triển nhanh hấp thụ tốt nước và dinh dưỡng.
- Bón phân đón hoa cho cây cam
Nhà nông cần bón đủ liều lượng, cân đối dinh dưỡng là điều kiện quan trọng để cây cam phân hóa mầm hoa, tạo thành nhị đực, nhị cái (hoa to mập nhiều phấn) thụ phấn cao, đậu quả nhiều và lớn nhanh. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định cả vụ sản xuất cam.
Cách bón phân đón hoa cho cây cam:
+ Đối với cam chưa được bón lân Văn Điển ở giai đoạn sau thu hoạch: Nhà nông bón các loại phân sau: Lân Văn Điển 2-4kg/gốc + 2,0-3,0kg ĐYT NPK 13.3.10 hoặc dùng loại ĐYT NPK 12.5.10 (rải đều phân lên rãnh đã bón phân đợt sau thu hoạch sau đó tưới ẩm để phân tan, cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng).
+ Đối với cam đã bón đủ lượng lân Văn Điển ở giai đoạn sau thu hoạch, nhà nông chỉ cần tập trung bón phân ĐYT NPK: Lượng bón 2-4 kg/gốc ĐYT NPK 13.3.10 hoặc dùng ĐYT NPK 12.5.10 (rải đều phân trên mặt rãnh đã bón đợt trước đó sau thu quả và tưới nước).
- Bón phân Văn Điển thúc sau đậu quả cho cam
Sau khi cam đậu quả, bón 4 – 5 lần, mỗi lần bón từ 1,5-2,5kg/gốc phân ĐYT NPK 12.12.17 hoặc dùng ĐYT NPK 12.7.20 Văn Điển rải đều phân vào rạch quanh tán cây đã bón đợt trước rồi tưới nước, tuyệt đối không xới xáo ảnh hưởng đến rễ tơ của cây.
- Bón phân Văn Điển trước khi thu quả 45 – 55 ngày cho cây cam
Cách thời gian cho thu quả khoảng gần 2 tháng, nhằm tăng hàm lượng đường (độ ngọt) cho quả cam, nhà nông cần bón đợt phân cuối cùng cho cam bằng loại phân ĐYT NPK 12.7.20, lượng bón 2–4kg/gốc, rải phân đều trên mặt đất cách gốc cây 80 –100cm, tưới nước.
Một số lưu ý quan trọng với người trồng cam khi bón phân
Muốn để cam chín muộn lại từ 15 – 25 ngày bán được giá thì bà con bón 2–3kg/gốc lân Văn Điển vào thời điểm khi vỏ quả bắt đầu chuyển màu, sẽ duy trì độ bền lá, quả chín muộn lại theo yêu cầu, tăng khả năng bán được giá cao.
Theo nhận xét của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, ngoài yếu tố vượt trội về cân đối dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đủ cho cây, phân bón Văn Điển có thêm “điểm cộng” là loại phân bón thân thiện môi trường. Các chất dinh dưỡng trong lân Văn Điển như lân (P2O5), can xi (CaO), silic (SiO2), magie (MgO), chất vi lượng như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), coban (Co)… đều tan hoàn toàn trong dịch chua của rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu thì lấy đến đó, vì vậy không bị rửa trôi mất phân khi tưới nước hoặc trời mưa. Bón phân lân Văn Điển bộ rễ tơ phát triển tăng gấp 4–5 lần vượt trội so với các loại phân lân khác. Bón đồng bộ, khép kín lân Văn Điển và phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển sẽ thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cam. Cây khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, các địa phương trồng cam của tỉnh Hòa Bình coi phân bón Văn Điển là “cẩm nang” để thâm canh cây cam theo tiêu chuẩn VietGAP xuất khẩu và nội tiêu. Vì vậy, nhà nông trồng cam nói riêng, trồng cây ăn quả nói chung có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phân bón Văn Điển đúng cách như đã hướng dẫn.
Việt Hà – Nam Phong