Sau tinh giảm thì biên chế lại… tăng lên
Nói về tinh giảm biên chế hiện nay, ông Lại Xuân Môn – Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ĐBQH tỉnh Bạc Liêu rất ngạc nhiên vì sau khi tổng kết thì lại thấy…. tăng lên.
Ông Môn cho biết, bộ máy hành chính ngày một “phình” to, ngân sách khó khăn, đồng nghĩa với việc thu nhập, tiền lương của những người làm trong hệ thống hành chính Nhà nước cũng đang bị “teo” lại. Điều này đặt chúng ta vào tình huống, một là “ôm nhau chết đàn” và nền hành chính công vụ mãi ì ạch, cản trở sự phát triển; hai là có một sự cải tổ mạnh mẽ để những người làm việc hiệu quả phát huy năng lực, tạo động lực cho sự tăng trưởng, phát triển và những người này cần được trả lương xứng đáng.
Cũng theo ông Môn, trong thời gian qua báo chí đã thông tin rất nhiều về những địa phương một phòng chỉ có trưởng và phó mà không có nhân viên hoặc một Sở có quá nhiều phó. Chính vì vậy, tại kỳ họp này, Trung ương sẽ làm rất quyết liệt vấn đề này. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Trung ương sẽ làm cương quyết hơn, quy định trách nhiệm người đứng đầu, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm với nhân sự của mình.
Khi Trung ương có nghị quyết về vấn đề sắp xếp lại hệ thống chính trị, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính, tới đây Quốc hội, Chính phủ phải thể chế hóa. Hiện, cách làm vẫn đang chờ Quốc hội và Chính phủ ban hành chính sách để làm theo quy định và pháp luật.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch cán bộ đều làm “đúng quy trình”, nhưng vẫn còn nhiều bài học không thể quên từ chính những quy trình đó, ông Môn cho rằng, quy trình vẫn còn những thiếu sót, vì vậy nếu thấy chỗ nào sai và thiếu thì ngay lập tức phải sửa và bổ sung. Tuy nhiên, điều quan trọng để có một đội ngũ cán bộ tốt và gương mẫu thì phải có khâu tuyển chọn thật “khắt khe” ngay từ đầu vào. Khi đầu vào tốt thì quy trình sẽ đúng.
Chính vì cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ có quá nhiều đầu mối đã làm cho số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên rất lớn, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số công chức tham mưu.
So sánh thời điểm 2011 với tháng 12/2016, tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên (gồm cả hàm) tăng từ 12.216 lên 13.556, tỷ lệ từ 1/6 lên 1/5. Tương tự ở các vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ 3.871 lên 4.619, tỷ lệ là 1/2 và 4/7. Điển hình, tỷ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên/công chức ở Bộ Công Thương là 3/4, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ là 3/5. Ở Hà Giang là 3/4, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Kiên Giang là 1/2… |
- Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm
- Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biển
- Chương trình “Xuân Biên giới” 2025: Lan tỏa yêu thương, đón chào năm mới
- Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì về virus gây bệnh cúm đang lây lan tại Trung Quốc?