Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
Đoàn đã đến thăm mô hình nuôi sâu canxi, trùn quế, nuôi gà trên đệm lót sinh học tại các hộ gia đình đang triển khai thực hiện Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam" do Hội Nông dân tỉnh thực hiện từ tháng 6/2023.
Sâu canxi là loại công trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao, được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho gia cầm và thủy sản. Đối với mô hình lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, từ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cỏ,… qua quá trình lên men với các chủng vi sinh có lợi cho ra sản phẩm mềm, xốp giúp bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, đồng thời giúp thay thế thức ăn thô xanh vào mùa thiếu cỏ.
Các mô hình được đánh giá dễ sản xuất, có thể biến chất thải nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, giảm chi phí đầu tư, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi.
Tại buổi tham quan, cán bộ, hội viên nông dân đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình, đề xuất ý tưởng nhằm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, nhân rộng ứng dụng các biện pháp chuyển đổi chất thải, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Các mô hình được đánh giá là dễ làm, có thể biến chất thải trong nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, giảm chi phí đầu tư, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, các mô hình này đóng góp rất lớn vào nỗ lực đảm bảo vấn đề môi trường ở nông thôn, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.
Trong khi đó, mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học giúp xử lý được mùi hôi chuồng trại, bảo vệ môi trường hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nhân công. Người dân không phải dọn chuồng định kỳ, ức chế vi khuẩn gây hại, giảm thiểu bệnh dịch trên gà, từ đó gà khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng năng suất, chất lượng thịt.
Có thể thấy, chuyến tham quan, trao đổi trực tiếp là cơ hội để cán bộ, hội viên học tập mô hình mới, với nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững. Mô hình đang được các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới vì những giá trị thực tiễn mang lại.
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”