Trong 7 tháng có hơn 85.200 người lao động đi làm việc tại nước ngoài
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 41.139 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) 36.956 lao động, Hàn Quốc 1.799 lao động, Trung Quốc 1.024 lao động, Singapore 800 lao động, Hungary 802 lao động, Romania 537 lao động và các thị trường khác.
Chỉ riêng trong tháng 6, có 12.649 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhật Bản tiếp nhận 5.995 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.337, Hàn Quốc 398, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153, Hungary 143, Singapore 83 lao động nam, Nga 78 lao động nam, Malaysia 60, Hong Kong (Trung Quốc) 54 lao động nam và các thị trường khác.
Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện các cải tiến chính sách để người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ có thể lưu trú lâu dài và mở rộng nhóm ngành nghề cho Chương trình kỹ năng đặc định số 2.
Theo đó, Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề về chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định đã nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề.
Theo Bộ LĐTB&XH, đây là cơ hội để tăng số lượng, tăng quyền lợi, mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động Việt Nam.
Nhật Bản cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm qua. Các lao động sau 3 năm thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội chuyển sang lao động kĩ năng đặc định ở lại lâu dài. Nhiều hiệp hội ngành nghề Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, liên kết với các trường đào tạo nghề ở Việt Nam để giúp người lao động thuần thục tay nghề trước khi xuất cảnh.
Ngay trong tháng 7/2023, Cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và tỉnh Wakayama đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác khung pháp lý cơ bản giữa về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.
Cũng trong tháng 7/2023, Tập đoàn JHL Việt Nam và Công ty Cổ phần Nozomi (Nhật Bản) đã ký kết triển khai Chương trình đào tạo E-Learning Chăm sóc viên Y tế chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam với sự tham dự của lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Jica (Nhật Bản), lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh Thanh Hóa, Tuyên Quang, các trường Cao đẳng Y tế Thái Bình, Cao đẳng công nghệ Y dược Việt Nam….
Lễ ký kết đánh dấu chương trình đào tạo nhân sự chuyên chăm sóc người cao tuổi theo tiêu chuẩn Nhật Bản được đưa vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề tại Việt Nam, đưa việc giảng dạy ngành chăm sóc viên y tế dưới hình thức E-learning, thuận tiện cho việc vừa học vừa thực hành, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng bài giảng
Không chỉ riêng Nhật Bản, đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc cũng là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500-2.000 USD/tháng.
Trong tháng 6 năm 2023, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS). Chương trình EPS đã mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam.
- Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân
- Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm