Thị trường chứng khoán: Tích cực ngắn hạn sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cũng không giúp VN-index tăng tốc
Tuần qua, chỉ số VN-Index đang tiến sát vùng kháng cự tâm lý quanh khu vực 1.270-1.300 điểm, tuy nhiên. với việc lực cung dần chiếm ưu thế vào các phiên cuối tuần khiến đã chỉ số VN-Index lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để kiểm định lực cầu. Theo đó, sau 5 lần liên tiếp thất bại trong việc bứt phá khỏi ngưỡng cản 1.300 điểm trong năm 2024 cùng với thanh khoản thị trường cũng bốc hơi nhanh chóng, nhiều phiên chạm đáy hơn 1 năm thì tâm lý nhà đầu tư vẫn tương đối dè dặt trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các thông tin hỗ trợ.
Ông Lê Đức Huy – chuyên gia phân tích thị trường Công ty CP Chứng khoán Agribank cho rằng: “Trong bối cảnh xu hướng thị trường chung chưa thuận lợi, giá trị giao dịch toàn thị trường tiếp tục ghi nhận mức thấp nhất trong khoảng thời gian từ đầu năm tới nay thể hiện sự thận trọng và tâm lý phòng thủ của đa số nhà đầu tư cá nhân. Tôi vẫn cho rằng dòng tiền chỉ đang chờ đợi những yếu tố thuận lợi hơn để quay lại, kỳ vọng khi chỉ số VN-Index xác nhận hồi phục và trở lại xu hướng tăng cũng như các yếu tố vĩ mô trong/ngoài nước đồng pha hỗ trợ tâm lý, thanh khoản sẽ hồi phục một cách tự nhiên”.
Cùng chung nhận định trên, ông Trần Thanh Bạch - Giám đốc Công ty Cổ phần Novus Wealth cũng cho biết: “Theo khảo sát của Novus Wealth, phần lớn các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường hiện đang có tâm lý chán nản, do thị trường diễn biến trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của họ. Các nhà đầu tư từng hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại khi các chỉ số chứng khoán tại Mỹ như Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đã vượt đỉnh lịch sử”.
Nhà đầu tư đang cầm tiền “cố thủ” chờ điểm rơi của VN-Index
Trong bối cảnh thị TTCK vận động giằng co với thanh khoản thấp đi kèm các tín hiệu kỹ thuật kém tích cực, thì nhà đầu tư thường có xu hướng bán hết cổ phiếu và chờ thị trường giảm mạnh hơn rồi mới quay lại đầu tư. Việc nâng cao tỷ trọng tiền mặt trong danh mục là chiến lược cần thiết, đặc biệt khi rủi ro thị trường điều chỉnh giảm điểm được dự báo vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố kém tích cực, một số nhân tố có thể tác động tích cực tới thị trường trong các tháng cuối năm 2024 đến từ các báo cáo kết quả kinh doanh từ các nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận khả quan của quý IV như xuất khẩu, thép, công nghệ thông tin…
Ông Lê Đức Huy cũng lạc quan khi đưa ra quan điểm cá nhân: “Mặc dù chưa có nhiều động lực để bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự 1.300 điểm trong quý IV, tôi vẫn kỳ vọng VN-Index sẽ khó điều chỉnh giảm sâu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vĩ mô tích cực và mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay. Nhà đầu tư có thể hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với các vị thế ngắn hạn đã đạt tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Tuy nhiên cũng không nên “bán sạch” cổ phiếu bởi xác suất thị trường hồi phục vẫn có thể xảy ra, khi đó tâm lý nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng và rất dễ nảy sinh trạng thái FOMO trở lại khiến việc đầu tư kém hiệu quả”.
Cùng quan điểm, ông Trần Thanh Bạch cũng đưa ra nhận định: “Với tình trạng cạn kiệt thanh khoản trong nhịp thị trường điều chỉnh hiện nay theo tôi đó là tín hiệu tích cực. Theo kinh nghiệm của tôi, điều này cho thấy bên bán không đang có nhu cầu bán ra cổ phiếu nữa và bên mua thì đang chờ cơ hội để mua vào. Khi đó, sẽ có một lực mua chủ động của một nhóm nhà đầu tư nào đó có thể kích hoạt và lôi kéo thị trường tăng mạnh từ điểm hỗ trợ cạn kiệt thanh khoản (pivot point)”.
Ông Trương Quang Bình – Phó Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta
"Nhóm ngân hàng vẫn đang là nhóm tiềm năng sinh lời cao trong giai đoạn tiếp theo với yếu tố thuận lợi chủ yếu là định giá rẻ. Theo đó, nhóm ngân hàng niêm yết hiện đang giao dịch ở mức P/B trung vị 2024 là 1,2x. Tôi cho rằng mức định giá nhóm cổ phiếu ngân hàng nhìn chung vẫn khá hấp dẫn, với ROE dự phóng cho giai đoạn 2024-2025 là 18% (P/B hiện tại của ngành ngân hàng đang thấp hơn -1 độ lệch chuẩn so với mức bình quân 10 năm, tôi cho rằng đây vẫn là cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn. Nguyên nhân chính dẫn đến định giá P/B duy trì ở mức thấp là do lo ngại trước đó về thị trường bất động sản, bao gồm nợ xấu cao, tăng trưởng tín dụng yếu, và NIM bị thu hẹp.
- Thị trường chứng khoán: Khó vượt ngưỡng “tâm lý” khi kháng cự ở vùng 1.300 điểm
- Nhiều ngân hàng thực hiện giải pháp hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão Yagi
- Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?
- Thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khi thị trường có dấu hiệu tăng điểm