Vai trò của Hội Nông dân trong triển khai Chương trình OCOP
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01082022 của Thủ tướng Chính phủ được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.
Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn như: Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
T.Ư Hội NDVN triển khai dự án “Tăng cường năng lực và tạo diễn đàn đối thoại hỗ trợ nông dân trẻ khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP” với mong muốn các nội dung cơ bản của Dự án được triển khai trong hội viên, nông dân trong cả nước, qua đó tạo bước chuyển quan trọng về nhận thức, thay đổi tư duy và lan toả khát vọng khởi nghiệp, sáng tạo; chủ động, tích cực tham gia chuyển đổi số trong nông nghiệp nhất là thông qua những sản phẩm OCOP đối với đông đảo cán bộ, hội viên nông dân.
Tạo sinh kế bền vững cho nông dân trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc, vùng miền.
Xây dựng thương hiệu và hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.
Góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.
Góp phần thúc đẩy giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
Xây dựng các mô hình phát triển cộng đồng bền vững tại nông thôn thông qua hoạt động của các chi hội nông dân nghề nghiệp có tính chất như các tổ chức cộng đồng.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội Nông dân từ Trung ương đến cơ sở về khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số, về chương trình OCOP thông qua tập huấn chuyên đề và những sản phẩm tuyên tryền của Dự án.
Từ nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ sẽ tuyên truyền cho nông dân về tầm quan trọng của khởi nghiệp, sáng tạo trong nông nghiệp, chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển cộng đồng bền vững tại nông thôn.
Giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường kết nối tiêu thụ cho sản phẩm OCOP nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.
Hỗ trợ hợp tác xã, tổ nhóm nông dân phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.
Trao đổi, chia sẻ thông tin các nội dung liên quan đến nông dân khởi nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương, chuyển đổi số trong nông nghiệp cho nông dân tại các tỉnh thực hiện Dự án.
Từng bước xây dựng được mô hình cộng đồng phát triển bền vững tại nông thôn.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đông đảo hội viên nông dân cả nước. Hội có nhiệm vụ: Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; Đại diện giai cấp Nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi