Ba việc cần làm ngay để vụ lúa Xuân 2021 được mùa lớn
Với nhà nông đồng bằng Bắc bộ, để có vụ Xuân thắng lợi, ngay từ bây giờ cần đặc biệt chú ý 3 việc: Nhận diện rõ đặc trưng thời tiết khí hậu vụ Xuân năm nay; chọn đúng phân bón giàu dinh dưỡng và phù hợp như các dòng phân bón Văn Điển; chọn công thức bón phân và chăm sóc lúa tối ưu trên từng chân ruộng.
Đó là khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây lúa. Theo phân tích của vị chuyên gia này, vụ Xuân năm nay, tháng 12-2020 và tháng 01-2021, khu vực Bắc bộ có 4 đợt rét đậm rét hại, nhiệt độ thấp có ngày dưới 90C. Cường độ rét này sẽ hạn chế một số loại sâu bệnh vũ hóa qua đông. Tuy nhiên dự báo tháng 2, tháng 3-2021 thời tiết ấm, ít nắng, âm u, số lượng sâu bệnh lại có điều kiện phát triển gây hại trên lúa thì con gái.
Ưu thế vượt trội của phân bón Văn Điển
Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế sâu bệnh gây hại, giành năng suất lúa là biện pháp lựa chọn, sử dụng phân bón một cách khoa học. Bà con nông dân canh tác lúa ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã quen dùng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển, tuy nhiên nhiều nơi chưa được tiếp cận, vậy phân bón đa yếu tố khác biệt so với các loại phân NPK thông thường ở điểm nào và cách sử dụng hiệu quả cho lúa vụ Xuân năm nay.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển sản xuất từ lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: Chất lân (P2O5) = 16%; chất vôi = 30%; chất magie = 15%; chất silic = 24% và 6 loại vi lượng: Bo, kẽm, sắt, đồng, coban, mangan…, tổng cộng có tới 96% dinh dưỡng dễ tiêu. Cây trồng sử dụng được phân lân Văn Điển vì không chua, không phải là phân hóa học, mà đây là loại phân khoáng.
Sau khi lân Văn Điển phối hợp với đạm urê, kali, trên dây chuyền hiện đại sản xuất ra các dòng phân bón đa yếu tố có đầy đủ 13 loại dinh dưỡng gồm: N – P – K cân đối, có dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, silic, lưu huỳnh và các chất vi lượng. Bởi vậy khi lúa được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây no đủ, khỏe mạnh, sức đề kháng sâu bệnh tốt, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà năng xuất cao, chất lượng lúa gạo tốt.
Do đặc điểm đất trồng lúa ở đồng bằng Bắc bộ chua nhiều, pH dưới 4,5, thiếu vôi, magie, silic, trong điều kiện đó, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bổ sung kịp thời thức ăn cho cây, thông qua bón vào đất, hiệu quả rất cao. Hơn 20 năm qua bà con nông dân ở các tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh… Sử dụng các dòng sản phẩm phân đa yếu tố bón cho cây lúa liên tục được mùa lớn.
Một số dòng sản phẩm phân bón lót sử dụng tốt cho lúa
Trao đổi với Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự giới thiệu một số dòng sản phẩm phân bón sử dụng tốt cho cây lúa chất lượng cao vụ Xuân 2021:
+ Phân bón đa yếu tố NPK 10.7.3: Dạng viên màu ghi có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón lót, lượng bón cho 1 sào (360m2) từ 10 – 12 kg, rải phân trước khi cấy mạ hoặc trước khi gieo sạ.
+ Phân bón đa yếu tố Lúa 1: Dạng viên màu ghi có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc trước khi gieo sạ. Lượng bón cho một sào từ 10 – 12 kg.
+ Phân bón đa yếu tố NPK 10.10.5: Dạng viên màu ghi xám có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 9%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc trước khi gieo sạ. Lượng bón từ 8 – 10 kg/sào.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo: Bà con có thể lựa chọn một trong ba dòng sản phẩm phân lót nêu trên để bón. Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm phân bón lót khác như phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 6.11.3; ĐYT NPK 5.10.3 với 2 dòng sản phẩm này lượng bón từ 15 – 20 kg/ sào, bón lót trước khi cấy hoặc trước khi gieo sạ.
Một số dòng sản phẩm chuyên dùng bón thúc cho lúa
+ Phân bón đa yếu tố Lúa 2: Dạng viên màu ghi xanh lá cây có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón thúc vào thời kỳ sau cấy, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, hoặc cây lúa có 4 lá đối với ruộng gieo sạ: Lượng bón từ 10 – 12 kg/ sào. Có thể bón 100% lượng phân ngay thời điểm đầu đẻ nhánh.
+ Phân bón đa yếu tố NPK 13.3.10: Dạng viên màu ghi xanh có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón thúc lúa đẻ nhánh, lượng bón từ 10 – 12 kg/ sào, bón khi lúa bắt đầu đẻ nhánh.
+ Phân bón đa yếu tố NPK 12.5.10: Dạng viên màu đỏ nâu có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón thúc, lượng bón từ 10 – 12 kg/ sào, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh nếu lúa gieo sạ thì khi dặm tỉa (lúa có 4 lá) bón toàn bộ lượng phân thúc.
+ Phân bón đa yếu tố NPK 14.6.8: Dạng viên màu ghi xanh lá cây có thành phần dinh dưỡng: N = 14%; P2O5 = 6%; K2O = 8%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón thúc lúa đẻ nhánh, lượng bón từ 9 – 10 kg/ sào.
+ Phân bón đa yếu tố NPK 16.5.17: Hạt ba màu có thành phần dinh dưỡng: N = 16%; P2O5 = 5%; K2O = 17%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 9%; S = 1% và vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… chuyên dùng bón thúc lúa lượng bón từ 8 – 9 kg/ sào, bón khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, nếu gieo sạ thì bón khi cây lúa có 4 lá (thời điểm dặm, tỉa).
Tùy theo điều kiện, bà con chọn một trong 4 công thức bón sau đây:
Công thức 1: Lót 10 -12kg/sào đối với phân bón “Lúa 1” và thúc 10-12kg/sào đối với phân bón “Lúa 2” của Văn Điển;
Công thức 2: Lót 10 -12kg/sào ĐYT NPK 10.7.3 và thúc 10-12kg/sào ĐYT NPK 13.3.10;
Công thức 3: Lót 8 – 9kg/sào ĐYT NPK 10.10.5 và thúc 10-12kg/sào ĐYT NPK 12.5.10;
Công thức 4: Lót 10 -12kg/sào ĐYT NPK 10.7.3 và thúc 8 – 9 kg/sào ĐYT NPK 16.5.17;
Tùy theo độ màu mỡ của thửa ruộng và tuỳ theo giống lúa để bà con điều chỉnh lượng phân tăng hoặc giảm. Nếu nơi nào có tập quán bón thúc đòng thì chia phân ra theo tỷ lệ: Thúc 2/3 bón đẻ nhánh, còn 1/3 dùng để bón đón dòng.
Nói về điểm khác biệt của phân bón Văn Điển, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự đánh giá: “Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển khác biệt so với các loại NPK khác ở chỗ nó có đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa khỏe. Loại phân bón này cũng có chất vôi khử chua, ém phân chống nghẹt rễ, lúa đẻ nhánh sớm, chất magie tăng hiệu suất quang hợp, lá dày, thân lá khỏe mạnh, chất silic làm cho bẹ, phiến lá, thân cứng kháng sâu bệnh, các chất đạm, lân, kali cân đối, cây tích lũy dinh dưỡng nhanh, hạt mẩy, ít lép, các chất vi lượng giúp cây cải tạo thành nhiều loại vitamin nên chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo…”.
Với những tính chất vượt trội đó, và những kết quả đã được thực chứng hàng chục năm qua trên đồng ruộng khắp cả nước, bà con nông dân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng một trong những dòng sản phẩm và những cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển mà chuyên gia đã hướng dẫn trên đây. Người trồng lúa sẽ có một vụ mùa bội thu.
Việt Hà – Nam Phong
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân