Bình Định: Ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, tăng cường công tác phòng chống
Theo Sở Y tế Bình Định, riêng trong tuần 20/10 đến 26/10 đã ghi nhận 466 ca bệnh sốt xuất huyết mắc mới, tăng 122 ca mắc với tuần trước đó. Lũy kế đến ngày 26/10, toàn tỉnh Bình Định ghi nhận 3.726 ca bệnh sốt xuất huyết. Đã có 140 xã/phường/thị trấn trên tổng số 159 xã/phường/thị trấn ở Bình Định có bệnh nhân sốt xuất huyết.
Nhiều địa phương ở Bình Định có ca mắc cao như: Tây Sơn; An Nhơn; Hoài Nhơn; Phù Mỹ…Khi xuất hiện các ổ dịch, ngành y tế cùng chính quyền địa phương đã phun hóa chất, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy). Thành lập các tổ phòng chống dịch cộng đồng để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.
Tỉnh Bình Định cũng đã chỉ đạo ngành Y tế tỉnh này giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh sốt xuất huyết. Hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, phối hợp với địa phương xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo tổ chức truyền thông tại trường học về các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết. Đặc biệt là tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy; Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên; Đảm bảo dự trữ, cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế… phục vụ phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
Theo ghi nhận tại nhiều trường học ở Bình Định, nhà trường đã phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh ngay từ cấp tiểu học cách diệt muỗi, lăng quăng, để phòng sốt xuất huyết.
1. Bạn có thể bị lây sốt xuất huyết như thế nào
Giải đáp thắc mắc “Bệnh sốt xuất huyết có lây không?” – Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, tuy nhiên cách thức lây của bệnh này khác các bệnh khác, không lây qua tiếp xúc gần, nói chuyện, bắt tay hay chạm vào những đồ dùng của người bị sốt xuất huyết, virus sốt xuất huyết không tồn tại trong không khí nên không lây qua đường hô hấp. Bệnh sốt xuất huyết lây qua các cách:
Muỗi vằn là trung gian gây bệnh: Muỗi vằn là trung gian gây bệnh sốt xuất huyết vì sau khi đốt người bệnh và bị nhiễm virus từ người bệnh sẽ gây bệnh cho người khỏe mạnh từ vết đốt. Muỗi vằn có thể gây bệnh sốt xuất huyết cho không chỉ 1 người mà nhiều người bị muỗi vằn đốt.
Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm: Cách lây nhiễm này không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Nếu không may người khỏe mạnh dùng chung kim tiêm với người bệnh hoặc nhận máu của người bệnh thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết.
Lây truyền dọc: Lây truyền dọc là trường hợp mẹ bầu mang virus sốt xuất huyết trong máu trước sinh 10 ngày và có thể truyền virus cho con khi sinh.
2. Đặc điểm nhận dạng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi Aedes aegypti màu đen, thân và chân có những đốm trắng, vằn trắng, các đốt bàn chân sau có khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn nên có tên gọi nữa là muỗi vằn. Khi muỗi đốt người bệnh mang virus sốt xuất huyết Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi vằn có khả năng truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết đốt. Muỗi vằn khi đã nhiễm virus có thể truyền bệnh suốt đời. Nên chỉ một con muỗi vằn mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người. Đặc biệt, trứng của muỗi có thể chịu được khô hạn hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp môi trường nước. Đây cũng là nguyên nhân mà bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền và chuyển thành dịch bệnh.
3. Muỗi sẽ truyền bệnh sốt xuất huyết lúc nào
Muỗi vằn thường đẻ trứng ở dụng cụ chứa nước đặc biệt là nơi có nước đọng lại trong nhà, quanh nhà. Trứng muỗi sau khi nở tiếp xúc với nước, có khả năng sinh tồn khá cao, có thể sống ở nơi rất khô và sống trong nhiều tháng liền. Nếu môi trường thuận lợi thì chỉ sau 1 – 3 ngày trứng sẽ phát triển thành bọ gậy và bọ gậy này sẽ phát triển thành loăng quăng trong thời gian 5 – 8 ngày. Sau 2 – 3 ngày tiếp theo, loăng quăng sẽ phát triển thành muỗi non rồi thành muỗi trưởng thành. Như vậy có thể nói chu trình trong thời gian từ 10 – 15 ngày, muỗi Aedes aegypti đẻ trứng, trứng nở rồi phát triển thành bọ gậy, loăng quăng rồi thành muỗi. Chu trình này có tính chất lặp lại và trong quãng đời sinh sống, một muỗi cái có thể đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.
Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu. Muỗi thường trú đậu ở các xó tối trong nhà, thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư và sinh sôi phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20°C. Vì thế thời điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue phát triển mạnh nhất trong năm là vào các tháng 7, 8, 9 và 10.
4. Lứa tuổi nào dễ bị lây bệnh sốt xuất huyết
Bất cứ ai cũng có thể lây bệnh sốt xuất huyết từ muỗi vằn có mang virus Dengue, từ trẻ nhỏ đến thanh niên, người trung niên, người cao tuổi đều có thể mắc sốt xuất huyết. Sau khi bị muỗi vằn đốt, trải qua giai đoạn ủ bệnh thì người bệnh còn phải trải qua 3 giai đoạn là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Tuy là bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường không khí mà chỉ lây khi bị muỗi vằn có virus Dengue đốt thì mới bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Do đó việc tiếp xúc gần, nói chuyện, bắt tay hay chạm vào những đồ dùng của người bị sốt xuất huyết thì không bị lây bệnh.
5. Có thể bị lây sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và virus này tồn tại dưới 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Do đó mà một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần, một người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần với 4 thể khác nhau do mỗi một lần mắc một tuýp khác nhau và sau mỗi lần mắc cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể miễn dịch với tuýp đã mắc. Hay nói cách khác là nếu bạn mắc sốt xuất huyết lần hai, thì thủ phạm gây bệnh thường là tuýp virus khác lần trước. Nếu 2 kháng thể của 2 tuýp virus khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh nặng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch…
6. Phòng tránh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua vết đốt của muỗi vằn chứa virus. Do đó để phòng bệnh sốt xuất huyết thì bạn cần lưu ý:
Muốn hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết cần có cách phòng tránh muỗi đốt. Biện pháp hữu hiệu nhất là loại bỏ môi trường sinh sản, đẻ trứng của muỗi sẽ giảm nguồn lây. Nhờ đó sẽ giảm hoặc loại bỏ được lượng trứng muỗi, loăng quăng, bọ gậy nên giảm lượng muỗi trưởng thành gây bệnh. Bạn có thể ngăn ngừa muỗi thường đẻ trứng bằng cách đậy kín thùng, chậu chứa nước sinh hoạt hay nước mưa. Cọ rửa thùng chứa nước thường xuyên để loại bỏ trứng muỗi, ấu trùng thành muỗi nếu có. Có thể dùng muối hay thuốc diệt côn trùng vào thùng chứa nước ngoài trời hay thả cá vào các thùng chứa nước. Nên mặc quần áo dài, mắc màn khi ngủ, dùng thuốc chống muỗi, phun xịt thuốc muỗi định kỳ…
Để hạn chế triệu chứng, biến chứng của bệnh sốt xuất huyết cũng như có thể rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm thảo dược có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Các thảo dược này sẽ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, do virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể.