Cà Mau đã kích hoạt trên 62.660 tem truy xuất
Tại Hội nghị, các đại biểu được giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, áp dụng cho các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau; kết quả đạt được khi thực hiện Dự án “Triển khai mở rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023”; được hướng dẫn sử dụng các tính năng chính của hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho 38 sản phẩm của 26 cơ sở sản xuất, trong đó có 17 sản phẩm OCOP được nâng hạng 4 sao. Đến nay, đã triển khai đưa lên Cổng thông tin truy xuất của tỉnh cho 76 sản phẩm, hàng hoá của 57 cơ sở sản xuất và đã kích hoạt trên 62.660 tem truy xuất.
Ông Lê Việt Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Kết quả bước đầu đã cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của địa phương. Các doanh nghiệp tham gia sau khi được tập huấn, có thể sử dụng phần mềm để thực hiện ghi nhận thông tin qua nhật ký điện tử và việc kích hoạt tem cho chuỗi sản xuất.
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công tác tổ chức hội thảo, các bài truyền thông là hướng đi hiệu quả để các đơn vị nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của địa phương. Tỉnh đã thành lập Nhóm dự án có thể trực tiếp tương tác với các hợp tác xã, hộ kinh doanh,... giúp người tham gia có cái nhìn tổng quan hơn về truy xuất nguồn gốc và lợi ích mang lại đối với nhu cầu của mỗi đối tượng tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm. Qua đó, có cơ hội để tiếp cận rộng rãi hơn đối với các nông hộ và tạo động lực để ngày càng nhiều nông hộ chủ động tham gia hệ thống truy xuất trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tỉnh đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về lợi ích của truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhấn vào tính ưu việt của hệ thống. Với thông tin truy xuất được minh bạch và hiển thị trên Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm tỉnh Cà Mau, các cơ quan dễ dàng thống kê được số lượng sản phẩm OCOP đã được truy xuất nguồn gốc thành công. Từ đó, nắm bắt được tình hình sản xuất và phân phối trên địa bàn tỉnh để đề xuất chiến lược phát triển phù hợp, thúc đẩy tiếp thị các sản phẩm OCOP tại các địa phương khác, tiếp cận các thị trường tiềm năng ngoài tỉnh.
Nhờ quy trình được chuẩn hoá trong giai đoạn khảo sát để phù hợp với công tác truy xuất nguồn gốc, mỗi doanh nghiệp OCOP tham gia truy xuất nguồn gốc đều được hướng dẫn và đào tạo kỹ lưỡng từ khâu ghi nhận nhật ký sản xuất và kích hoạt tem trên phần mềm điện thoại đến khâu dán lên bao bì sản phẩm. Từ đó, đảm bảo tính chủ động trong quá trình truyền đạt thông tin đến người tiêu dùng, nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Cà Mau thông qua yêu cầu thông tin được ghi nhận đầy đủ phải đảm bảo theo sát thực tế từ thông tin sản phẩm, câu chuyện thương hiệu, các giấy tờ pháp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP, quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, đây là giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp nhận những góp ý của người tiêu dùng nhằm khắc phục và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
- Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước