Các cấp Hội hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm OCOP
Tuy nhiên để sản phẩm OCOP có chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như xuất khấu, rất cần sự nỗ lực của các chủ thể cũng như sự chung tay của các ngành chức năng.
Tích cực tìm đầu ra cho hơn 400 sản phẩm OCOP
Với 430 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, Nghệ An hiện đang là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP. Để góp phần tạo đầu ra, mở rộng thị trường, thời gian gần đây các cấp Hội ND đã có nhiều hỗ trợ trong sản xuất cũng như quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP cho bà con ND. Tại các địa phương các cấp Hội ND đã xây dựng các cửa hàng nông sản để giới thiệu sản phẩm OCOP, không chỉ thế, Hội ND còn kết nối với các đơn vị để đưa các sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, gian trưng bày. Nhờ có các hoạt động này mà hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP có mặt ở thị trường trong nước.
Bình Dương tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.
Ông Võ Văn Phong - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An cho biết, Hội ND tỉnh sẽ tập trung phối hợp, đặc biệt là trang bị kiến thức về thương mại điện tử cho người dân, để người dân quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử, kết nối tiêu thụ. Để làm tốt hoạt động hỗ trợ ND, Hội ND tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan chuyên môn hỗ trợ cho HTX, tổ hợp tác, xây dựng phát triển và sử dụng mã số, mã vạch, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, xây dựng hệ thống thông tin kết nối cung cầu sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, tổ chức các lớp tập huấn cho ND về xây dựng nhãn hiệu, quản lý thương hiệu, nhãn mác hàng hóa nói chung và nông sản thực phẩm nói riêng, hỗ trợ xây dựng hàng chục điểm bán hàng kinh doanh nông sản sạch.
“Để xây dựng được sản phẩm và được thị trường đón nhận thì trước hết diện tích canh tác phải ổn định và quy trình sản xuất phải đạt chuẩn. Chính vì vậy việc ứng dụng KHKT, xây dựng các mô hình sản xuất an toàn nông nghiệp bền vững cần tiếp tục được các cấp Hội quan tâm. Cùng với đó là hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm, cấp mã truy xuất nguồn gốc, sản phẩm, cấp chứng nhận về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp”, ông Phong nhấn mạnh.
Với sự vào cuộc tích cực của Hội ND và các cơ quan, ban ngành, hy vọng thời gian tới các sản phẩm OCOP của ND Nghệ An sẽ khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường trong và ngoài nước, nâng cao thu nhập cho ND.
Tập huấn kỹ năng kinh doanh, xây dựng mô hình liên kết
Theo lãnh đạo Hội ND tỉnh Lào Cai, năm 2023, Hội ND tỉnh đã chủ trì tổ chức 3 lớp tập huấn cho gần 400 cán bộ, hội viên, ND các huyện, thị xã, thành phố về kỹ năng kinh doanh, tổ chức xây dựng mô hình liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị; ứng dụng Công nghệ số trong liên kết sản xuất, thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức 09 lớp tập huấn nâng cao kiến thức chuyển đổi số trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, nâng cao nhận thức, kỹ năng về xây dựng kênh chuẩn SEO trên các nền tảng bán hàng điện tử, thực hành lập tài khoản bán hàng trên các kênh bán hàng điện tử như Shopee, TikTok shop; định hướng nội dung xây dựng kênh quảng bá sản phẩm để quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng, thế mạnh của địa phương, xây dựng video giới thiệu và bán sản phẩm bằng CapCut đơn giản, cách đăng video tối ưu doanh thu trên các nền tảng kinh doanh điện tử; lên kế hoạch livestream và thực hành livestream bán sản phẩm cho 360 học viên là hội viên ND, đại diện các doanh nghiệp, HTX có sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông lâm sản khác.
Trong năm 2023, Hội hỗ trợ ND đưa được 42 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart, phối hợp với Bưu điện tỉnh Lào Cai tổ chức tiêu thụ 8 tấn vải Lục Ngạn, Bắc Giang, 3 tấn Bơ Booth Gia Lai.
Tăng cường quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP
Thời gian qua, Hội ND tỉnh Bình Dương đã triển khai phổ biến tuyên truyền cho các trang trại vùng trồng có nhu cầu xuất khẩu trái cây tươi và liên tục. Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh có 22 mã số vùng trồng của 17 cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp với diện tích hơn 17 nghìn héc ta.
Các cấp Hội Nông dân chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng, quản lý nông sản an toàn.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 126 sản phẩm OCOP của 60 chủ thể được công nhận, trong đó có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nổi bật có các sản phẩm tiêu lốp, dưa lưới, trà atiso, nước yến, đông trùng hạ thảo, nấm bào ngư, bưởi, cam, quýt… Các chủ thể tham gia chương trình không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo nội lực mạnh mẽ cho sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương và nâng cao giá trị nông sản. Mới đây, Hội ND tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp mở lớp tập huấn Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất sản phẩm nông nghiệp để giúp tăng tính liên kết, giảm rủi ro, giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận.
Theo ông Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội ND Bình Dương, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP cho các chủ thể, Hội ND đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh đưa thông tin thị trường, định hướng xuất khẩu, kết nối giao thương giúp người dân nắm bắt thông tin, xây dựng thương mại điện tử, mã số vùng trồng, mã vạch định hướng xuất khẩu cho người dân. Đồng thời, Hội ND các cấp đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối cơ sở sản xuất với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm; phối hợp tổ chức hội thảo về liên kết, hợp tác sản xuất, cung ứng sản phẩm, vật tư và tiêu thụ nông sản cho ND.
"Các chủ thể OCOP cần nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã và bao bì, phải đáp ứng được cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế; tập trung vào xây dựng được thương hiệu, đăng ký bảo hộ và triển khai các chương trình về thương hiệu. Tăng nhận diện sản phẩm OCOP bằng những kênh riêng thông qua các nền tảng mạng xã hội để livestream kể những câu chuyện, toàn bộ nguồn gốc sản phẩm… tạo ra giá trị sản phẩm”.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”