Nông nghiệp

Cách bón phân tối ưu cho cây bơ vào mùa mưa Tây Nguyên

Việt Hà – Nam Phong - 15:46 17/07/2023 GMT+7
Muốn vườn cây bơ có kết quả thu hoạch “như mơ”, bên cạnh yếu tố giống, nhà nông Tây Nguyên cần đặc biệt lưu ý 3 điểm quan trọng: Dinh dưỡng đất, mùa mưa và phân bón. Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, trong 3 yếu tố đó, phân bón được coi là yếu tố "chìa khoá", tác động tốt đến cả 3 yếu tố nói trên. 
TIN LIÊN QUAN

Tây Nguyên là vùng đất rất thích hợp cho cây bơ, do tầng canh tác dày hàng mét tơi xốp, thoát nước, khí hậu mát mẻ, biên độ ngày đêm tương đối ổn định, ban trưa từ 29 – 310C, ban đêm khoảng 20 – 220C. Đất trồng bơ ở Tây Nguyên chủ yếu trên đất đỏ bazan và một phần đất xám, cây bơ vốn ưa độ pH từ 5,0 – 6,0 nhưng đất Tây Nguyên hầu hết thường chua, nghèo vôi (CaO), pH dưới 4,0.

Phân bón Văn Điển là lựa chọn mang lại hiệu quả cao cho cây bơ Tây Nguyên. Trong ảnh: "Vua bơ" Tây Nguyên Trịnh Xuân Mười. (Ảnh minh hoạ). Quang Viên.

Trong 4 nhóm phân bón, nhóm nào tốt nhất cho bơ Tây Nguyên?

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự - nguyên cán bộ trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón - cây bơ cần nhiền chất lân dễ tiêu (P2O5) và kali (K2O), magie (MgO), bo (B), kẽm (Zn). Nhưng đất Tây Nguyên lại không cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng này cho cây. Trong những năm qua diện tích trồng bơ mở rộng, cây bơ có giá trị kinh tế cao, bà con nông dân quan tâm đến đầu tư cho cây bơ để tạo năng suất, sản lượng cao. Tuy nhiên nhiều nhà vườn chưa hiểu biết đầy đủ về nhu cầu các loại chất dinh dưỡng cây bơ cần các loại dinh dưỡng có trong đất để lựa chọn cho cây bơ loại phân bón phù hợp tối ưu nhất.

Trên thị trường  hiện nay có 4 nhóm phân bón mà nhà nông có thể dùng cho cây trồng như sau:

Nhóm thứ nhất, các loại phân bón đơn chất gồm: Urê có 46% (N), supe lân có 16% (P2O5); kali clorua có 60 – 62% (K2O).

Nhóm thứ hai, các loại phân có hai chất gồm DAP có thành phần dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5) và phân SA có thành phần N và S.

Nhóm thứ ba, các loại phân có 3 chất hoặc 4 chất, thường phân tổng hợp NPK. Các dòng sản phẩm phân NPK thông thường chủ yếu có 3 loại chất dinh dưỡng theo tỷ lệ % trong từng dòng sản phẩm đó là Đạm, lân, kali. Một số hãng sản xuất phân NPK có dòng sản phẩm NPK–S, hoặc NPK+Mg… Tuy nhiên chủ yếu vẫn là thành phần của 3 loại dinh dưỡng (N- P- K).

Phân lân nung chảy Văn Điển (mẫu vỏ bao mới) sử dụng bón cho cây bơ vào đầu mùa mưa. Ảnh tư liệu.

Nhóm thứ tư, các loại phân bón đa yếu tố. Đây là loại phân chứa từ 10 – 16 loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Trong mỗi dòng sản phẩm có: Đạm (N); Lân (P2O5); kali (K2O); vôi (CaO); magie (MgO); silic (SiO2); lưu huỳnh (S); bo (B); kẽm (Zn); sắt (Fe); đồng (Cu); mangan (Mn); coban (Co)… Hiện nay trên thị trường Việt Nam, duy nhất chỉ có nhà máy sản xuất phân bón của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất. Các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố gồm phân lân nung chảy đa yếu tố, phân lân NPK đa yếu tố.

Nhận diện rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây bơ  

Bơ là cây ăn trái lưu niên. Thời kỳ trồng mới, cây còn nhỏ phát triển thân, cành, lá, tán nên bơ cần nhiều lân để phát triển, bộ rễ hấp thụ nước và dinh dưỡng đạm là yếu tố quan trọng cho bơ thời kỳ trồng mới. Đến thời kỳ cho trái (thời kỳ kinh doanh) thì cây bơ cần hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng hơn, một mặt dễ duy trì tiếp tục phát triển cây, mặt khác tập trung dinh dưỡng cho trái. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bơ cũng thay đổi:

- Nhu cầu đạm: Đạm là yếu tố dinh dưỡng cây cần liên tục từ khi còn là cây con đến khi trưởng thành và cuối cùng là già cỗi. Tuy nhiên đạm cần nhiều nhất vào thời kỳ cây con và giai đoạn nuôi trái. Đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tái tạo lá mới thay thế lá già, là dinh dưỡng chất trong quá trình hình thành, phát triển trái. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá thừa đạm, cây yếu, lá mỏng tích nước, hạn chế quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất trái, sức đề kháng sâu bệnh giảm. Thiếu đạm, lá bé, cây còi cọc, trái nhỏ, năng suất thấp, cây yếu nhanh già cỗi.

- Nhu cầu lân: Cây bơ cần nhiều lân ở thời kỳ trồng mới, lân có vai trò kích thích ra rễ mới cả rễ cọc, rễ bên và rễ tơ để lấy nước và dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe. Bởi vậy nhất thiết khi trồng phải bón phân lân, gửi lân vào lớp đất sâu cung cấp thức ăn cho rễ cọc, rễ bên. Đến thời kỳ cho trái thì cây bơ cần nhiều lân nhất vào thời kỳ phục hồi sau thu hoạch, tái tạo bộ rễ tơ mới, đồng thời lân giúp cho ra bông, thụ phấn, đậu trái và trái lớn. Vì đất đỏ bazan Tây Nguyên thiếu lân nghiêm trọng, nên phải bón lân cho cây bơ.

- Nhu cầu kali: Cây bơ cần nhiều kali nhất vào giai đoạn mang trái, nuôi trái lớn, trái vào thời kỳ chín. Nếu thiếu kali thì trái bé, ít thịt trái, tỷ lệ mỡ trong thịt trái giảm, đồng nghĩa với chất lượng thấp. Đủ kali thì trái to đồng đều, vỏ trái bóng đẹp, đồng đều cho năng suất, chất lượng cao.

- Nhu cầu vôi: Vôi có tác dụng đầu tiên là nâng cao chỉ số pH cho đất. Đất đỏ bazan chua, pH dưới 4,5, khi bón vôi hoặc phân lân có vôi sẽ đưa pH lên từ 5-6, phù hợp nhu cầu của cây bơ, bộ rễ tơ phát triển tốt, đất thông thoáng trao đổi không khí tốt hơn. Vôi còn có tác dụng như một loại thức ăn của cây bơ để cấu tạo chất keo nhựa trong trái dẻo, thơm, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự quang hợp của lá.

- Nhu cầu magie : Magie là nhân chính cấu tạo diệp lục của lá Bơ là cây có bộ lá quang hợp ánh sáng nhiều, nếu đầy đủ magie thì lá dày, xanh đậm, bền lá, quang hợp tổng hợp dinh dưỡng chuyển về trái tốt cho năng suất. Trái lại, thiếu magie, lá quăn queo, tuổi thọ lá thấp, nhiều lá vàng, tỷ lệ rụng trái cao, giảm năng suất. Đất trồng bơ hiện nay hầu hết thiếu magie, bởi vậy phân bón chứa magie như phân Văn Điển rất tốt cho cây bơ.

- Nhu cầu lưu huỳnh : Cho đến nay chưa thấy rõ vai trò của lưu huỳnh (S) trong dinh dưỡng cây bơ, nhưng các vùng đất thừa S ở mức gần 100ppm thì không có lợi cho cây. Bón phân SA, phân Supe lân không tốt cho cây bơ về độ chua cao, hàm lượng lưu huỳnh cũng cao.

Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 13.3.10 bón kết hợp với phân Lân Văn Điển, bón vào đầu mùa mưa. Ảnh Tư liệu.

Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất Tây Nguyên cho cây bơ: Theo điều tra nông học của Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì đất đỏ bazan, đất xám đều nghèo vôi, lân, magie, silic, và vi lượng rất nghiêm trọng. Nếu sử dụng các loại phân bón mà không có vôi, magie, silic và các dinh dưỡng vi lượng thì cây bơ cho năng suất trái cây thấp, chất lượng không cao. Thực tế ở Tây Nguyên những nhà vườn bà con còn sử dụng phân đơn, phân NPK thông thường để chăm bón cho cây bơ đạt kết quả rất hạn chế. Để cây bơ khỏe cần phải xác định loại phân tối ưu bón cho cây bơ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nơi bà con trồng bơ ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng... đã chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển để chăm bón, giúp năng suất, chất lượng trái bơ vượt trội, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Cách bón phân Văn Điển cho cây bơ vào mùa mưa

Mùa mưa ở Tây Nguyên thường bắt đầu tháng 5 đến cuối tháng 9, sang tháng 10 là kết thúc. Thời kỳ này cũng là giai đoạn cây bơ mang trái nuôi trái lớn và thu hoạch trái vào cuối mùa mưa. Để bơ đạt năng suất cao cần phải bón phân đầy đủ kết hợp chăm sóc.

Các loại phân đa yếu tố Văn Điển bón cho cây bơ:

Lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; vôi = 30%; magie = 15%; silic = 24%; Bo = 0,04%; kẽm 0,02%; sắt = 0,4%; đồng = 0,04%.

Đa yếu tố (ĐYT) NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; vôi = 6%; magie = 6%; silic = 4%; lưu huỳnh = 2% và vi lượng bo, kẽm, sắt, đồng.

Đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; vôi = 8%; magie = 6%; silic = 9%; lưu huỳnh = 6% và vi lượng bo, kẽm, sắt, đồng.

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nhà nông có thể tham khảo cách bón phân cho cây bơ giai đoạn mùa mưa như sau :

- Bón đầu mùa mưa: Lúc này cây bơ đã đậu trái, bắt đầu cần nhiều dinh dưỡng nuôi trái, bộ rễ cũng cần phát triển, vì vậy nên bón lân nung chảy và ĐYT NPK. Phân lân nung chảy bón từ 2–3 kg/cây, rải phân dưới hình chiếu tán lá, cách gốc 60–80 cm, bón trước khi mưa hoặc bón sau mưa đất còn ẩm 80%. Cùng bón với phân lân nung chảy, kết hợp bón NPK 13.3.10 Văn Điển, lượng bón 2,5–4kg/cây, rải phân dưới hình chiếu tán lá, trực tiếp vào rạch bón thời kỳ sau thu hoạch trước đây. Bón phân xong tưới nước hoặc bón theo mưa.

- Bón giữa mùa mưa: Sử dụng NPK 12.8.12 Văn Điển, lượng bón từ 2,0–4,0 kg/cây, rải đêu phân dưới hình thức tán lá, xa gốc 80–100cm, bón đón mưa, hoặc bón sau mưa khi đất còn đủ ẩm 80%.

Phân bón đa yếu tố NPK 12.8.12 dùng bón cho cây bơ Tây Nguyên vào giai đoạn giữa mùa mưa. Ảnh Tư liệu.

- Bón cuối mùa mưa: Từ cuối tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Đây là giai đoạn cuối mùa mưa cũng là thời vụ thu hoạch trái. Tùy theo các loại giống bơ như Booth7, bơ sáp 034 hoặc bơ reed mà thời gian chín cho thu hoạch khác nhau. Bón phân Văn Điển cho cây bơ đợt này tập trung vào sau thu trái. Sau thu trái 15–20 ngày thì dọn vệ sinh vườn. Tùy theo độ tuổi cây, màu mỡ của đất, năng suất trái đã thu hoạch để xác định lượng bón phân. Đào rạch quanh hình chiếu tán cây kích thước rộng 20–25cm, sâu 15cm, đưa đất đào lên mặt bồn, trộn 15–20 kg phân hữu cơ hoai với 2-2,5kg lân nung chảy Văn Điển và 0,5-0,8 kg phân đa yếu tố NPK 5.10.3 Văn Điển, sau đó đưa xuống rãnh rồi lấp đất, tưới nước.

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, phân bón Văn Điển bón theo hướng dẫn này đã cung cấp đầy đủ nhất tất cả các loại dinh dưỡng, cây bơ khỏe, vỏ, thân, cành, mặt lá bóng, bộ lá màu xanh sáng, dày, không nứt thân, ít sâu bệnh, đậu trái cao, trái lớn đồng đều, ít rụng, vỏ trái nhẵn bóng, màu sắc đẹp, cho năng suất cao gấp từ 1,3-1,6 lần so với bón phân đơn hoặc bón các loại NPK thông thường. Tuổi thọ của cây được kéo dài, đồng thời đất trồng ngày càng màu mỡ./.

  Việt Hà – Nam Phong

Tin cùng chuyên mục
Tin khác