Nâng cao vai trò của Hội trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân về dân tộc, tôn giáo
Chủ trì hội nghị có ông Phạm Huy Hưng - Phó Trưởng Ban Dân tộc, Tôn giáo, Quốc phòng, An ninh Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và ông Nguyễn Quang Tùng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An. Tham gia tọa đàm có đại diện các sở, ngành liên quan; các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo đề dẫn tại hội nghị, ông Phạm Huy Hưng nhấn mạnh: Tọa đàm nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân vùng dân tộc, tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng dân tộc, tôn giáo. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
Đặc biệt, cần nhận diện và đấu tranh với các “đạo lạ”, “tà đạo”, các tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm chống phá Đảng và Nhà nước.
Chủ trì hội thảo đề nghị các ý kiến trao đổi, chia sẻ thông tin cũng như làm rõ vai trò, tầm quan trọng của cán bộ Hội các cấp, nhất là cán bộ Hội ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động về dân tộc, tôn giáo với việc xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó, rút ra những bài học, kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo góp phần xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã khẳng định vai trò của Hội ND trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Hội đã làm tốt vai trò nòng cốt trong đổi mới quá trình tập hợp, tuyên truyền, vận động nông dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước.
Hiện nay, tại Nghệ An, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có diện tích 13.745 km2, chiếm 83% diện tích tự nhiên; dân số 1.197.628 người, chiếm 36%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, gồm 47 dân tộc thiểu số. Trong đó có 5 dân tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời trên địa bàn là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu. Nghệ An có 27 xã biên giới với 24 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, tiếp giáp với 03 tỉnh (Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Li Khăm Xay) của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái.
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong các giai đoạn cách mạng của đất nước. Để hiện thực hoá, Quốc hội khoá XV ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là CTMTQG DTTS), với 10 dự án (trong đó có 14 tiểu dự án) thành phần: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN.
Thời gian qua, Hội ND tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân vùng dân tộc, tôn giáo bằng các hoạt động cụ thể như: Tập trung chỉ đạo đổi mới và nâng cao tính thiết thực “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bễn vững”; động viên bà con tích cực hưởng ứng, chấp hành tốt các quy ước, hương ước của bản, làng, thôn xóm cũng như các quy định, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trong phát triển kinh tế, các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang ngành, nghề, giải quyết việc làm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới tập quán canh tác lạc hậu kém hiệu quả sang cách làm mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả kinh tế cao để tổng kết đánh giá nhân ra diện rộng; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT…
Với phương châm "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin", các cấp Hội trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người dân, huy động tối đa mọi khả năng đóng góp của người dân trong việc xây dựng và phát triển địa phương, tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc.
Nhờ đó, công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân vùng dân tộc, tôn giáo thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã góp phần tạo động lực để hội viên, nông dân vùng dân tộc, vùng giáo của tỉnh phát huy ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua tham gia phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng-an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, luôn bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng chung tay, ra sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày một phát triển, giàu đẹp, văn minh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đã nêu ra nhiều giải pháp hữu ích để công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo một cách hiệu quả nhất như: cần đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tập quán của từng dân tộc gắn với việc đẩy mạnh thành lập chi, tổ Hổi ND nghề nghiệp. Tập trung chăm lo và xây dựng tổ chức Hội ở vùng giáo, vùng dân tộc; chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt trong tôn giáo, dân tộc tạo nguồn lực cần thiết khi xử lý các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc. Các cấp Hội cần tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ, dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên…
Buổi tọa đàm cũng là dịp để cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh trao đổi, chia sẻ thông tin, phát huy vai trò của tổ chức Hội ND trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
- Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn định
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN làm việc với Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang
- Trà Vinh: Trồng chanh xuất khẩu, nông dân thu nhập 600 - 700 triệu đồng/ha/năm
- Bàn giải pháp phát huy vai trò của Hội Nông dân trong hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng