Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững
Đây là những điểm mới trong dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn ngân sách nhà nước đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo.
Theo dự thảo, doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Là doanh nghiệp được các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững đánh giá thông qua bộ công cụ theo quy định.
Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định trên sẽ được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.
Doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định được hỗ trợ các nội dung sau:
Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về kinh doanh bền vững: Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về kinh doanh bền vững. Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững khi tham gia khóa đào tạo về kinh doanh bền vững.
Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu trong nước cho học viên của doanh nghiệp về xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học nhưng không quá 5 triệu đồng/học viên/năm và không quá 3 học viên/doanh nghiệp/năm.
Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/học viên/năm và không quá 2 học viên/doanh nghiệp/năm.
Hỗ trợ 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khoá/năm/doanh nghiệp.
Dự thảo nêu rõ, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Về hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Theo dự thảo, ngân sách nhà nước hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư nhưng không quá 200 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ bền vững nhưng không quá 20 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các cuộc thi quốc tế về kinh doanh bền vững nhưng không quá 30 triệu đồng/cuộc thi/năm/doanh nghiệp.
Theo TTXVN
- Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng
- Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"
- COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững