Nông thôn mới

Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

PV - 13:16 13/12/2024 GMT+7
Chủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ

Phấn đấu có 69.000ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có tỷ lệ diện tích canh tác được tưới đạt 69%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 97,5%; Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; diện tích rừng, khối lượng lâm sản thiệt hại, diện tích lấn chiếm đất lâm nghiệp giảm 20% trở lên; tỷ lệ che phủ rừng duy trì 54,37%; Có thêm 02 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% xã đạt chuẩn NTM.

Để hoàn thành các mục tiêu này, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai các nhiệm vụ giải pháp đột phá chiến lược: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano... trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với trình độ nhân lực và năng lực quản lý sản xuất nông nghiệp của từng địa phương doanh nghiệp.

Sản phẩm OCOP được cập nhật trên các hệ thống thương mại điện tử và được trưng bày trên nhiều quầy kệ. Ảnh: PV

Trong đó, ưu tiên phát triển ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất là đối với công nghệ sinh học trong sản xuất: Công nghệ nhân giống invitro; nuôi cấy mô phân sinh kết hợp với công nghệ nhân hom; công nghệ cấy truyền phôi, thụ tinh nhân tạo…. công nghệ thông tin (internet vạn vật (loT), trí tuệ nhân tạo (AI)) trong thu thập xử lý dữ liệu, xây dựng kế hoạch và quản lý sản xuất, cảnh báo sớm, thương mại điện tử, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc xuất xứ…

Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 69.000ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có 705ha nông nghiệp thông minh; hoàn thành kế hoạch sản xuất 74 triệu cây giống rau, hoa các loại bằng công nghệ invitro; có trên 80% đàn gia súc tăng đàn tự nhiên bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; có trên 71 % nông sản được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc; trên 40% nông sản được tiêu thụ qua chuỗi và 100% sản phẩm nông sản đặc trưng, chủ lực, sản phẩm OCOP được cập nhật trên các hệ thống thương mại điện tử. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 41 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tiếp tục rà soát, đề xuất đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (thuỷ lợi, giao thông nội đồng); xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai; công nghệ, hiện đại hoá thiết bị điều khiển vận hành hệ thống thuỷ lợi, điều tiết nguồn nước dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước, chất lượng nước để phát huy công suất thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ của công trình, đảm bảo an ninh nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt nông thôn.

Khu vườn công nghệ cao tại phường 7, TP. Đà Lạt. Ảnh: PV

Đầu tư phát triển các mô hình logistic, phát triển hạ tầng kho bãi và các dịch vụ kèm theo như đóng gói, chiếu xạ kiểm định tại các vùng nông sản trọng điểm gắn với loại hình vận tải đa phương thức và tích hợp thương mại điện tử. Hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững, an toàn, cạnh tranh với doanh nghiệp là trung tâm.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp hạ tầng số, công nghệ số phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành sản xuất: Xây dựng hình thành đưa vào hoạt động hệ thống CSDL chung trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt); thiết bị bay không người lái trong quản lý bảo vệ rừng và các phần mềm cảnh báo dịch bệnh trên cây trồng.

Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã hình thành và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp về tổ chức sản xuất như: Giống chất lượng cao, áp dụng các quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GoblalGAP, hữu cơ… sử dụng vật tư phân bón hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh, thuốc trừ sâu, thuốc thú y có nguồn gốc sinh học; sử dung phụ phẩm nông nghiệp là nguyên liệu chế biến phân hữu cơ, kết hợp với chế biến sâu, sản xuất theo chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh; Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 98.114ha sản xuất được chứng nhận an toàn, đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giảm phát thải cho các hệ thống trong và ngoài nhà kính; giảm tốc độ mở rộng nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị trên địa bàn tỉnh và các khu vực cảnh quan tự nhiên có tiềm năng phát triển du lịch; tiếp tục vận động, hỗ trợ người dân thực hiện giải tỏa nhà kính tại các khu vực nhạy cảm, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát, quy hoạch khu vực xây dựng nhà kính tập trung với các quy cách cụ thể đảm bảo các diện tích ngoài trời, cây xanh, hệ thống ao hồ thu thoát nước phù hợp.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp hoàn thiện các tiêu chí, chỉ tiêu, lập, thẩm định hồ sơ, trình công nhận đối với các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong kế hoạch năm 2024, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được UBND tỉnh giao năm 2024. Triển khai, thực hiện các Chương trình chuyên đề, các mô hình thí điểm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả gắn với mục tiêu của các chương trình đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh phê duyệt.

Tiếp tục chủ động ứng phó với các tình hình thời tiết cực đoan để ổn định sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa phương theo định hướng kế hoạch đề ra phù hợp với yêu cầu thị trường (giảm diện tích có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha đến hết 2024 xuống còn 25.907ha). Trong đó, tập trung phát triển các sản phẩm có dư địa phát triển như rau, hoa, cà phê, cây ăn quả,… phấn đấu mức tăng sản lượng cao nhất, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm phục vụ nhu cầu nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu, nhất là trong các dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2025.

Nâng cao thương hiệu sản phẩm nông sản

Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng cho biết: Tỉnh Lâm Đồng định hướng phát triển bền vững sản xuất theo hướng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi; Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã; tiếp tục hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 445 hợp tác xã với tỷ lệ hợp tác xã được xếp loại khá tốt trên 54%; 254 chuỗi liên kết sản xuất với sản lượng tiêu thụ qua chuỗi đạt trên 40%.

Tiếp tục lựa chọn xây dựng, duy trì và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông sản nhất là sản phẩm OCOP, đa dạng về hình thức, mẫu mã và có chất lượng cao. Tăng cường công tác thu hút đầu tư phát triển các trung tâm sau thu hoạch hiện đại, nhà máy chế biến quy mô lớn ở các vùng sản xuất tập trung; Phát triển ngành cơ khí chế tạo máy tạo ra các sản phẩm, phụ tùng thay thế; thiết bị đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ sản xuất.

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu; kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch nhất là đối với sản phẩm cà phê.

Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; hoàn thiện thể chế trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác