Sản phẩm – Dịch vụ

Lặng lẽ “làm thương hiệu” cho chè từ… dưới mặt đất

Trọng Hòa – Nam Phong - 12:06 13/09/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - (tapchinongthonmoi.vn) - Khi thưởng thức trà ngon, người ẩm thực thường chỉ quan tâm thương hiệu trà, sâu hơn một chút có thể biết đến vùng đất, giống chè và công nghệ chế biến, sao sấy… Nhưng chỉ người trồng chè mới quan tâm đến chuyện “có bột mới gột nên hồ”. Đất có đủ dinh dưỡng thiết yếu nuôi cây chè trong nhiều năm, cần phải có phân bón tốt và bón phân đúng cách.

Để giúp nhà nông có cái nhìn khoa học, đồng thời có thể thực hành ngay vào vườn chè của gia đình, phóng viên Tạp chí Nông thôn mới đã trao đổi với kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây chè ở nhiều vùng trong địa bàn cả nước.

Hái chè Tân Cương. Ảnh minh hoạ, Tư liệu

Hương vị của chè phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng trong đất

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chè là cây thứ uống được trồng từ lâu ở những vùng núi phía Bắc,  thích hợp trên đất có nhiều mùn, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước và đầy đủ dinh dưỡng trung - vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt các chất trung- vi lượng  có vai trò rất quan trọng đến năng suất và chất lượng chè. Ai đã từng về cac tỉnh đồng bằng, thưởng thức bát nước chè xanh vàng óng màu mật ong, hương thơm đặc trưng với  vị đậm chát, uống xong vẫn giữ vị ngọt tan nơi cổ họng... chắc chắn đã biết đến vùng chè Mét (Vũ Thư), hay chè An Vinh (Quỳnh Phụ, Thái Bình)... Nếu thưởng thức chè búp, phải nói đến Tân Cương (Thái Nguyên)  đã từng là “Đệ nhất danh trà”.

Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất, bà con nhiều nơi chưa biết bồi dục đất nên vô tình làm thoái hóa đất và nghèo kiệt dinh dưỡng, ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng chè. Trong một báo cáo nghiên cứu đánh giá về đất trồng chè và tình hình sản xuất chè Thái Nguyên gần đây cho thấy: “Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10%,  xảy ra trên cả các xóm có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi Vàng…), búp chè bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều chè thương phẩm loại B, hương chè không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa, do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22-27%. Vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục….” .

Để bổ sung dinh dưỡng cho cây chè trong điều kiện ấy, cách thuận tiện nhất là bón phân cho chè. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường phân bón có nhiều chủng loại như hiện nay, có thể nông dân gặp khó khi chọn phân phù hợp nhất cho cây chè và đất địa phương. Qua thực tế nhiều năm hướng dẫn sử dụng phân bón, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đưa ra nhận xét: Trên thị trường phân bón hiện nay, phân bón Văn Điển với công nghệ nung chảy có nhiều ưu điểm nhất, đảm bảo cung cấp thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây chè, đặc biệt cho sản xuất chè chất lượng cao.

Phân lân nung chảy dạng hạt  (mẫu vỏ bao mới) dùng bón sâu hàng năm cho chè.  Ảnh tư liệu

Kỹ thuật thâm canh chè bằng phân bón Văn Điển

Để thâm canh cây chè đạt được năng suất cao, chất lượng chè cao, ít sâu bệnh hại, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng phân nung chảy Văn Điển và một số loại phân bón đa yếu tố NPK theo công thức sau:

- Phân bón ĐYT NPK loại 16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo

- Phân bón ĐYT NPK loại 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo.

- Phân bón ĐYT NPK 5:10:3, 10:7:3,  22:5:11…, tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng gồm đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) và các chất trung lượng như can xi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S)… còn có các chất vi lượng như đồng (Cu), mangan (Mn), Bo, coban (Co), molipden (Mo), kẽm (Zn)... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.

Phương thức bón phân

1) Bón lót:

Sau khi làm đất kỹ, xẻ rạch cách nhau khoảng 1,2-1,4m. Đào rạch sâu 40-45cm, rộng 40 - 50cm, đáy 30 - 35cm. Phân chuồng hoai mục 20-30 tấn và 1-1,5 tấn lân nung chảy Văn Điển Trộn đều phân với đất để bón lót. Đây  là phân bón có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, khi được trộn đều và vùi sâu sẽ được phân giải dần nhằm ổn định độ pH của đất, vừa để dành dinh dưỡng cho rễ ăn sâu trong nhiều năm.

2) Bón phân cho chè kỳ kiến thiết cơ bản:

 Trong 3 năm đầu, sử dụng phân ĐYT NPK 16:8:4, trung bình mỗi năm bón 400-450kg/ha, bón 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 6- 7; bón cách gốc 20-25cm, làm cỏ kết hợp xới sâu lấp phân

3) Bón phân cho chè kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi)

Căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà tăng giảm lượng phân bón. Nếu nương chè năng suất bình quân 10 tấn búp tươi/ 1ha thì bón lượng phân như sau:

a) Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét. Đây là đợt bón phân cơ bản trong năm, cùng với việc đốn chè nhằm giúp cây bớt tiêu hao dinh dưỡng nuôi cành lá trong những tháng mùa Đông; cũng là để cây hồi sức và hồi phục bộ rễ sau gần 1 năm khai thác búp và lá non. Mỗi hec-ta chè bón khoảng 500-600kg phân bón đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 hoặc 700-800kg phân nung chảy Văn Điển và nhiều phân hữu cơ ủ mục.

b) Bón thúc hàng năm: Mỗi hec-ta chè bón khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc  22:5:11. Nhà nông có thể chia ra bón sau mỗi lứa chè, tốt nhất bón 3 đợt vào các tháng 2, 3 tháng 5, 6 và tháng 8, 9.

Phân NPK 10.7.3 ( dạng viên) thích hợp bón cho cây chè. Ảnh tư liệu

Cách bón phân Văn Điển đơn giản, hiệu quả:

Trồng chè bằng cây giống thực sinh (trồng từ hạt), khi cây trưởng thành, rễ cọc có thể ăn sâu đến 1,5-2m

Trồng chè bằng cây dâm cành, bộ rễ bên và rễ hấp thu có thể ăn rộng hơn 2 lần tán lá, và tập trung nhiều nhất ở tầng đất 5-30cm. Do vậy, khi chè đã khép tán nếu nhà nông đào rạch giữa 2 hàng chè, vừa tốn lao động, vừa làm đứt khá nhiều rễ hấp thu. Bón phân Văn Điển không yêu cầu đào rạch sâu.

Trước khi đốn chè:

- Chỉ cần kẻ rạch sâu 5-10cm giữa 2 hàng chè. Rải đều phân hữu cơ ủ mục (nếu có) và phân lân nung chảy Văn Điển hoặc phân ĐYT NPK vào rạch.

- Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, phủ rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa).

- Đốn chè và tủ gốc chè

Phân bón thúc vào những tháng hái búp:

- Chọn ngày tạnh ráo (trước khi trời mưa hoặc sau mưa khi đất còn ẩm, không nên bón khi trời đang nắng nóng hoặc trước mưa lớn), ghé lưỡi cuốc tạo rạch sâu 3-5cm giữa 2 hàng chè rồi rải phân vào rạch, sau đó lấp đất, phủ rác.

- Có thể gắn lưỡi cày vào càng trước và bánh trước xe đạp sẽ có công cụ cầm tay chuyên tạo rạch bón phân cho chè. Sử dụng công cụ cải tiến vừa năng suất cao hơn mà người lao động ít bị nhức tay.

Có một điểm đặc biệt, cũng là ưu điểm của phân bón Văn Điển mà nhà nông cần ghi nhớ: Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây chè có “của để dành”  mà  ăn dần  trong suốt vụ.

Qua thực tế sử dụng phân bón cho cây chè từ hàng chục năm qua ở nhiều vùng trồng chè nổi tiếng trong cả nước, phân lân nung chảy Văn Điển và các dạng phân bón ĐYT NPK Văn Điển đã được người trồng chè tín nhiệm và lựa chọn hàng đầu. Lý do đơn giản là phân bón Văn Điển đã cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa - trung - vi lượng, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; giúp cho búp chè lên đều và nhiều búp, búp to, chè ít sâu bệnh; khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85- 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được nâng cao, tăng  chất lượng, giá trị cây chè Việt Nam.

Vì vậy, có thể nói rằng, phân bón Văn Điển đang góp phần âm thầm củng cố, xây dựng các thương hiệu chè của nước ta cũng như các nông sản nổi tiếng của Việt Nam, giúp nông sản Việt từng bước vươn tầm Quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác