Nam Định: “Mô hình sản xuất nấm Sò theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”
Nam Định là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Hồng với cây trồng chủ yếu là lúa. Hiện nay, với việc áp dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp bà con nông dân giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động. Cùng với chính sách của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu ngành Nông nghiệp thì việc đưa các tiến bộ kỹ thuật sản xuất về các đối tượng mới là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng.
Từ tình hình thực tế trên, Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã xây dựng “Mô hình sản xuất nấm Sò theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” là rất cần thiết để giúp nâng cao sản lượng và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã khuyến khích, vận động bà con nông dân sản xuất thông qua việc liên kết chuỗi với các doanh nghiệp, HTX từ khâu chọn giống, vật tư nông nghiệp, tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Nấm Sò là một trong những loại nấm tươi rất được ưu chuộng vì hương vị thơm ngon, giòn ngọt như vị bào ngư; dễ nuôi trồng phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc, nấm sinh trưởng và phát triển rất tốt trên những loại nguyên liệu dễ tìm như: mạt cưa, rơm, rạ, bã mía... Năng suất thu hoạch dự kiến là 550 kg/tấn nguyên liệu, với giá bán dao động trên dưới 40.000 đồng/kg. “Mô hình sản xuất nấm Sò theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại, mở ra hướng đi phù hợp mang lại lợi ích cho nông nghiệp và nông dân.
“Mô hình sản xuất nấm Sò theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” của Trung tâm Khuyến nông là mô hình đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường cần tuyên truyền nhân rộng và tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho người dân trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân