Thực phẩm sạch

Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn

13:12 10/11/2021 GMT+7
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản là toàn bộ thuộc tính về chất lượng của nông sản trong mắt người tiêu dùng và thuộc tính về chất lượng của nông sản đối với yêu cầu của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm chất lượng nông sản nhằm trả lời cho câu hỏi các loại nông sản được sản xuất và đưa ra thị trường có đáp ứng được các mục tiêu và tiêu chuẩn, quy định hiện hành hay không.
Ảnh minh họa.

Hiện nay, với sự phát triển mọi mặt về công nghệ hiện đại kéo theo đó là nhu cầu của con người cũng ngày càng được nâng cao. Tuy đã có sự phát triển tiến bộ về khoa học nhưng chỉ cần một khâu trong chuỗi sản xuất nông sản bị đứt gãy hay có vấn đề sẽ dẫn đến chất lượng nông sản không được đảm. Đó có thể là việc bảo quản nông sản chưa tốt, chưa hiệu quả hoặc là thiều về nguồn nhân lực, nguồn vốn để mua trang thiết bị bảo quản hoặc giống không tốt…

Đối với người tiêu dung, rất khó để đánh giá được chất lượng nông sản ở mức độ như nào. Chính vì vậy, việc kiểm nghiệm nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ là khâu đặc biệt quan trọng. Nông sản cần được đảm bảo có nguồn gốc, tem nhãn, kiểm định chất lượng… sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản cơ bản

Có 7 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng:

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng:

Chất lượng dinh dưỡng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản quan trọng nhất của thực phẩm. Một mặt hàng nông sản có hàm lượng dinh dưỡng cao là mặt hàng đó phải có khả năng thỏa mãn nhiều nhất các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng như: Nước, năng lượng, muối khoáng,·vitamin và các chất có hoạt tính sinh học khác.

Các chỉ tiêu về chất lượng cảm quan và chất lượng ăn uống

Các chỉ tiêu cảm quan của nông sản gồm: Màu sắc, tình trạng tươi mọng, hương thơm, kích thước, các dấu vết lạ xuất hiện trên nông sản như vết côn trùng cắn, vết sâu bệnh…

Các chỉ tiểu chất lượng ăn uống của nông sản gồm: Độ ngọt, độ chua, độ bở, độ dẻo, độ mịn…

Các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa bao gồm:

· Chất lượng bao gói

· Chất lượng vận chuyển

· Chất lượng thẩm mỹ

Các chỉ tiêu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Thường dựa trên các chỉ tiêu:

· Mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí

· Dư lượng thuốc trừ sâu và chất hóa học bảo vệ thực vật, phân bón nông nghiệp

· Quy trình chế biến, bảo quản và bày bán nông sản

Ảnh minh họa

Các chỉ tiêu về chất lượng chế biến

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản về chất lượng chế biến được chia thành 2 nhóm chính là nông sản dùng để ăn và nông sản dùng để chế biến:

· Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để ăn bao gồm chỉ tiêu cảm quan, chất lượng ăn uống, nấu nướng.

· Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để chế biến bao gồm chỉ tiêu về hàm lượng chất khô và hàm lượng các chất mong muốn sau chế biến.

Các chỉ tiêu về chất lượng giống

Chất lượng giống được đánh giá là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của cây trồng và nông sản. Một hạt giống hay củ giống có chất lượng cao phải đáp ứng các chỉ tiêu như:

· Dịch hại tiềm tàng ít nhất

· Có tuổi sinh lý hay còn gọi là tuổi cá thể phù hợp

· Sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng cây trồng cao nhất.

Các chỉ tiêu về chất lượng bảo quản

Chất lượng bảo quản của nông sản là chỉ tiêu dùng để đảm bảo nông sản được bán ra là mặt hàng sạch nhất và tốt nhất cho sức khỏe. Chất lượng bảo quản được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu như:

· Độ hoàn thiện của nông sản

· Tình trạng vỏ của nông sản

· Độ cứng của nông sản

· Độ chứa của vi sinh vật hại tiềm tàng.

P.V (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục
Tin khác