Thừa Thiên Huế kiến tạo mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình
Trước thực trạng cần phải đổi mới trên mọi phương diện, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển Kinh tế - Xã hội”.
Tham dự Chương trình gồm có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo các địa phương và lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệp cung cấp giải pháp số và các doanh nghiệp ứng dụng đa ngành nghề của tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành; đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với đích hướng đến thay đổi căn bản toàn diện để phát triển, trước hết, chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Các diễn giả - là lãnh đạo cơ quan quản lý, các chuyên gia chuyển đổi số, và lãnh đạo tập đoàn công nghệ số hàng đầu Việt Nam: Mobifone, VNPT, Viettel, FPT, FSI… đã tập trung bàn thảo, chia sẻ, và tham vấn về 03 vấn đề: kế hoạch chuyển đổi số Huế giai đoạn 2022 – 2025, phát triển các hạ tầng chuyển đổi số Huế, đặc biệt là hạ tầng dữ liệu và các mô hình hợp tác hiệu quả giữa Chính quyền và Doanh nghiệp.
Xét trên thực tế, Huế và các địa phương đều thiếu nền tảng dữ liệu tập trung; năng lực khai thác dữ liệu rất thấp, ở Huế mới chỉ được 5% và hoàn toàn chưa có chiến lược dữ liệu. Do đó, để tạo đột phá, thời gian tới, Thừa Thiên Huế cần đi đầu trong phát triển hạ tầng dữ liệu từ việc thu thập, kết nối liên thông, chia sẻ, phân tích dữ liệu; Hoàn thiện hệ thống chính sách trong việc hoạch định, chia sẻ dữ liệu – phá vỡ tình trạng cát cứ dữ liệu đến phát triển con người – chuyên gia khai phá dữ liệu….
Đi liền với chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội thì việc chuyển đổi số hiện nay cũng sẽ tạo đà cho phát huy sức mạnh di sản - văn hoá. Hiện nay, Huế được xem là cái nôi của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhắc đến Huế tức nhắc đến một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng.
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh; 03 di sản phi vật thể cấp quốc gia; 10 nhóm cổ vật với 35 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có 07 di sản được UNESCO. Với hệ thống di sản đồ sộ, Thừa Thiên Huế kỳ vọng: Đẩy mạnh chuyển đổi số các di sản văn hóa nhằm phát huy sức mạnh của các di sản văn hóa, tạo ra nhiều những sản phẩm du lịch mới, mô hình du lịch mới. Việc hoàn thiện hạ tầng dữ liệu số ở mãng này sẽ là bước đột phá cho ngành Du lịch Huế trong thời gian tới.
Hơn nữa, để hoạt động triển khai chuyển đổi công nghệ số thành công nó còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan của từng địa phương. Do đó, cần phải thực hiện căn trên nhu cầu thực tế tại cơ sở để đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và phù hợp.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Tuần lễ cũng hướng đến công tác chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp một cách thực chất, hiệu quả với các chương trình tư vấn chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm các giải pháp số. Thông qua Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022, Thừa Thiên Huế kỳ vọng sẽ có được những tham vấn nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn mới cho Thừa Thiên Huế nói riêng và các địa phương nói chung”
- Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng
- Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"
- COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững