Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ đã thành lập “Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng”, “Chiến lược Tăng trưởng Xanh trong giai đoạn 2011-2020 - Tầm nhìn 2050” cũng như phát triển các dự án về phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn tại Việt Nam cùng với các tổ chức quốc tế. Trong đó, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững thường tập trung vào các công nghệ như: ngăn chặn xói mòn đất, bảo vệ đất, bảo vệ độ ẩm của đất và mức độ khả năng trồng cây và hình thức ruộng bậc thang trên các sườn dốc để tăng độ che phủ thực vật; tưới tiêu cây trồng chủ động bằng cách xây dựng hồ chứa nước và áp dụng phương pháp hiệu quả hơn như phun và tưới nhỏ giọt; thiết kế đầy đủ qui trình bón phân và chất dinh dưỡng thích hợp và hệ thống xử lý nước thải…
Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi nhờ sự quan tâm của Chính phủ phát triển ngành Nông nghiệp cũng như sự tăng cường đầu tư của các quỹ quốc tế vào lĩnh vực môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Số các hộ nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ nông nghiệp thông minh ngày càng tăng lên nhờ sự triển khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả ra khắp các địa phương có môi trường đất, nước, khí hậu phù hợp. Cây trồng canh tác tại các mô hình thực hành là các giống cây trồng chủ lực, có giá trị về an ninh lương thực và hàng hóa đặc hữu tại từng địa phương như lúa, các loại rau, cây màu, cây ăn quả và cây lâu năm. Việc áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu còn góp phần giảm rác thải khí nhà kính từ gần 1 tấn đến 4 tấn CO2/ha canh tác 1 năm tùy thuộc mô hình áp dụng.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ cho biết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất chính là thủy lợi, nước tưới cho cây trồng. Tiếp theo là gắn đầu tư hạ tầng với phát triển sản xuất nông nghiệp từ giai đoạn đầu triển khai năm 2015 đã tính đến thiết kế ứng dụng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và rất phù hợp đến bây giờ”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, trong bối cảnh chịu nhiều rủi ro, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ngành Nông nghiệp vẫn luôn phải đảm bảo các mục tiêu quốc gia liên quan đến an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Những tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất lương thực ở Việt Nam không chỉ tác động đến thị trường trong nước, mà còn ảnh hưởng đến an ninh lương thực khu vực và trên thế giới. Vấn đề an ninh lương thực đang trở nên ngày một phức tạp khi dân số thế giới tiếp tục tăng (dự báo 8,2 tỷ vào 2025 và gần 9,6 tỷ người vào năm 2050 – theo United Nations, 2013). Trong khi sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần tận dụng những cơ hội để điều tiết thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thương hiệu xanh và thích ứng cũng như xúc tiến hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để hướng tới phát triển bền vững.
“Nông nghiệp thông minh với khí hậu” (climate smart agriculture- CSA) nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống nông nghiệp để góp phần ổn định an ninh lương thực, kết hợp với các nhu cầu thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng nền nông nghiệp bền vững” Theo FAO |
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân