Sau thu hoạch, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ 14 tỷ đồng để nông dân xử lý rơm, rạ trên đồng ruộng
Để tránh trình trạng đốt rơm, rạ sau thu hoạch gây lãng phí nguồn phân bón hữu cơ trên đồng ruộng cũng như gây ô nhiễm môi trường, vừa qua tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách hỗ trợ 14 tỷ đồng nhằm phục vụ ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý rơm, rạ.
Ngoài ra, sử dụng công nghệ vi sinh còn giúp rơm, rạ sau thu hoạch được phân huỷ nhanh mà còn giúp cải tạo đất một cách hiệu quả, tiết kiệm phân bón trong mùa vụ sau cũng như giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ và đặc biệt sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong mùa vụ.
Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên cây lúa; tổ chức cấp phát 140.000 kg chế phẩm vi sinh với quy mô xử lý 5.000 ha cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Để phát huy hiệu quả tối đa nguồn ngân sách, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã phân bổ hỗ trợ tổng 2.000ha cho 2 huyện trọng điểm canh tác lúa của tỉnh là huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc, xếp sau là huyện Lập Thạch với 750ha, tiếp tới là các huyện Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Đảo mỗi huyện được hỗ trợ 500ha...
Bên cạnh cung cấp ngân sách để phục vụ ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ, Trung tâm cũng sẽ hỗ trợ người nông dân một cách tối đa khi cử các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao về các địa phương hướng dẫn, phối hợp cùng bà con xử lý trực tiếp ngay tại đồng ruộng.
Theo đó, ngay sau khi hoàn thành công tác thu hoạch lúa người nông dân sẽ tiếp tục giữ nước ở ruộng với mức 2cm, sau đó bón vôi, sử dụng phương pháp thủ công để làm dập gốc rạ, sau đó dùng chế phẩm vi sinh rải đều trên mặt với số lượng 1 kg/sào, nâng mực nước thêm, giữ ở mức 7-10 cm trong vòng 10-15 ngày rồi bừa, bón lót, gieo cấy.
Với thành phần chủ yếu là các chủng nấm đối kháng và các vi sinh vật, việc sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ sau thu hoạch giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ, tăng cường vi sinh vật hữu ích; đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây lúa vụ sau.
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân