"Sốt" 7 cây cảnh “phú quý” chiêu tài, hút lộc cho gia chủ
1 Cây kim tiền
Cây cảnh phong thủy đầu tiên được nhiều người ưu thích lựa chọn đó chính là cây kim tiền. Đây là loại cây khóm bụi, có lá màu xanh mướt, thân mập và ốm dần từ gốc đến ngọn, mang bộ rễ chùm. Cây kim tiền không cần ánh sáng mạnh, thế nên rất dễ để trồng trong nhà. Đặc biệt, loại cây này rất thích hợp để trồng trong môi trường đất khô cằn, không cần tưới nước nhiều. Vì có nguồn gốc từ khí hậu khắc nghiệt châu Phi, nên cây kim tiền có thể chịu hạn rất tốt. Ở nước ta, loại cây này chỉ có một loại duy nhất là Zamiifolia.
Ý nghĩ của cây kim tiền
Người ta tin rằng trang trí cây kim tiền trong nhà hoặc phòng làm việc sẽ mang đến sự may mắn, giàu có và thuận lợi cho gia chủ, giúp họ dễ dàng thăng tiến trong công việc. Trong phong thủy, cây kim tiền có ý nghĩa mang đến cho gia chủ về may mắn, tài lộc, phú quý, giàu sang, sung túc và thịnh vượng.
Từ “kim” trong tên của cây có ý nghĩa là phát tài, “tiền” mang đến sự giàu sang và phú quý. Đặc biệt, nếu trong quá trình chăm sóc, cây kim tiền cho ra hoa sẽ đại diện cho sự may mắn của gia chủ ngày càng phát đạt, tiền tài, may mắn cũng ngày càng tăng lên.
Cây kim tiền hợp với mệnh gì, tuổi gì?
Bên cạnh việc có tác dụng như một loại cây cảnh, kim tiền phát lộc còn được xem là cây phong thủy được nhiều gia chủ làm nghề kinh doanh, buôn bán lựa chọn để trưng trong nhà. Bởi họ tin rằng, trong cây kim tiền trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi, mang lại may mắn về tiền bạc và tài lộc.
Cũng theo phong thủy, cây kim tiền hợp nhất với người mệnh Hỏa và Mộc. Trong khi đó, người mệnh Thủy và Kim khi trồng cây kim tiền nên chọn chậu có màu trắng hoặc vàng để tăng cường vượng khí cho gia chủ. Còn với người có bản mệnh Thổ, thì nên chọn chậu màu đỏ, hồng, cam hoặc tím.
Cây hồng sa mạc
Ngoài tên gọi hồng sa mạc, người ta còn gọi loại cây này bằng những cái tên như sứ Thái, sứ sa mạc, hay hoa bắp cải… Đây là loại hoa có khả năng nở hoa khiến nhiều người ngỡ ngàng khi ra hoa đến hơn 200 ngày mỗi năm. Vì thế, nhiều người trồng trong nhà để thu hút tiền bạc, tích lũy của cải mà mang đến cuộc sống sung túc cho gia chủ. Hồng sa mạc có cành mập mạp và rễ to nên khả năng tích trữ nước, chất dinh dưỡng tốt. Vì thế bạn nên trồng chúng trong chậu nhỏ để dễ dàng kiểm soát lượng nước cần tưới.
Nguồn gốc của hoa hồng sa mạc bắt nguồn từ phía Nam và Tây châu Âu. Hiện nay, chúng có mặt ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hoa có nhiều màu khác nhau từ cam, hồng nhạt đến tím… Hiện tại ở nước ta loài hoa này mới thấy xuất hiện màu tím là chủ yếu.
Hoa có 5 cánh to, đôi khi đột biến sẽ có 6-7 cánh tựa như những loa kèn phía bên ngoài. Hoa thường nở ở phía trên đỉnh, chiều cao của cây hoa dao động trong khoảng 60-90 cm, đường kính hoa khoảng 25-30 cm. Hoa có màu tím nhạt hoặc các màu khác phía trong được bao bọc bởi màu xanh thẫm phía bên ngoài. Chính sự độc đáo đó đã tạo thành sự quyến rũ khó cưỡng của loài hoa không hương này. Hoa bung nở trong thời gian từ 8-10 ngày. Mỗi cây là một bông hoa và người ta có thể trồng nhiều cây tạo thành chùm hoa độc đáo.
Cây ngọc bích
Nổi tiếng là cây cảnh tượng trưng cho cuộc sống giàu sang, phú quý và sung túc, đủ đầy, ngọc bích cũng cần trồng trong chậu có kích cỡ nhỏ. Sở dĩ như vậy là vì những chiếc chậu quá rộng, quá sâu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ cây. Ngoài ra, đất trồng cây ngọc bích cũng cần tơi xốp và thoáng khí để tránh tích nước.
Cây kim ngân
Chỉ thoáng nghe tên cũng thấy kim ngân là cây cảnh mang đến tài lộc, may mắn và được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà. Thế nhưng, khi trồng kim ngân, không phải ai cũng biết cách chọn loại chậu sao cho phù hợp. Vì kim ngân là cây cảnh có rễ mao dẫn yếu nên nếu đặt trong các chậu có kích cỡ quá lớn, cây sẽ bị đọng nước và thối rễ. Vì thế, bạn không nên dùng những chiếc chậu quá lớn so với tán lá cây kim ngân để quá trình phát triển của chúng được ổn định và không có hiện tượng thối rễ.
Lan quân tử
Mặc dù rễ của lan quân tử thường ăn sâu vào lòng đất nhưng chúng lại mọng nước và hơi “mong manh" nên bạn cần tránh trồng trong chậu lớn. Ngoài ra, loại đất để trồng lan quân tử cũng cần tơi xốp, thoát nước tốt và thoáng khí. Trong trường hợp trồng lan quân tử trong chậu to, cây của bạn sẽ gặp phải các vấn đề như dễ tích nước, khả năng thoáng khí kém… và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của rễ.
Cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, lưỡi hổ là một trong những cây cảnh xua đuổi ma quỷ, hoá giải nguồn năng lượng xấu, giúp gia chủ trấn trạch và mang đến sự bình yên, khoẻ mạnh cho các thành viên trong nhà. Ngoài ra, lưỡi hổ cũng có thể hấp thu nhiều độc tố và thanh lọc không khí hiệu quả nên khi trồng trong nhà, phòng khách hay nơi làm việc của bạn lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng mát. Mặc dù là loại cây thân thảo có sức sống mạnh mẽ nhưng trên thực tế, rễ cây lưỡi hổ khá yếu và không sống tốt trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, bạn nên trồng trong chậu nhỏ để tránh được tình trạng thối rễ, chết cây.
Lan càng cua
Khi nhắc đến lan càng cua, bạn sẽ nghĩ ngay đến một loại cây có cành mềm mại và những hoa nở rộ nhiều màu sắc rực rỡ. Không những vậy, lan càng cua còn mang theo sự may mắn, cuộc sống thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp thăng hoa… cho gia chủ. Tuy có có cái tên “lan càng cua" nhưng chúng thực chất thuộc họ xương rồng nên có khả năng chịu hạn tốt và rất “sợ" đọng nước. Vì vậy, bạn nên trồng lan càng cua ở chậu nhỏ để tránh gây bất lợi cho cây.