Y tế

Cần Thơ: Mô hình “Nông dân phòng, chống lao” và “Quản lý lao cấp xã, phường" hoạt động thiết thực, hiệu quả

Ái Vân - 07:10 23/10/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Thành phố Cần Thơ có 1.282.300 nhân khẩu, trong đó có 80.173 hội viên nông dân (chiếm 87,64% so với hộ nông nghiệp). Công tác phòng chống lao của TP. Cần Thơ trong những tháng đầu năm được các cấp Hội phối hợp với Bệnh viện Lao và Phổi TP. Cần Thơ khám tổng quát và chụp X quang phổi cho người dân một số quận, huyện trên địa bàn.

Xây dựng mô hình “ Nông dân phòng, chống lao” và “Quản lý lao cấp xã, phường”

Thời gian qua, vai trò của Hội Nông dân trong công tác phòng chống lao ngày càng phát triển sâu rộng. Hội đã tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân trên địa bàn hiểu về một số dấu hiệu nhận biết bệnh lao và biết cách phòng, chống bệnh lao, nhằm kịp thời phát hiện điều trị sớm bệnh lao sẽ mang lại hiệu quả cao nhất hạn chế lây nhiễm cho gia đình, cộng đồng. Hàng tháng Hội phối hợp với ngành Y tế ở địa phương đến thăm bệnh nhân tại nhà, vận động các đối tượng lao tiềm ẩn đi khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm điều trị kịp thời; Đồng thời tuyên truyền cán bộ, hội viên và nhân dân không kỳ thị, xa lánh người bị bệnh lao và tuyên truyền cho hội viên nông dân hiểu bệnh lao điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng theo phát đồ.

Hội Nông dân TP. Cần Thơ thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, phối hợp tư vấn, hỗ trợ cho gia đình bệnh nhân lao, lao tiềm ẩn khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Hội đã tổ chức thực hiện và giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các huyện triển khai chương trình, xây dựng các mô hình “Nông dân phòng, chống lao” và “Quản lý lao cấp xã, phường” đúng theo quy định. Công tác triển khai thực hiện cụ thể như: Mô hình “Nông dân phòng, chống lao” và mô hình “Quản lý lao tiềm ẩn cấp xã, phường” đến nay đã đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch đề ra. Các  xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, có phân công cán bộ y tế cộng đồng, từ đó công tác phòng chống lao trên địa bàn quận, huyện thực hiện được thuận lợi.

Tổ chức hội nghị và đào tạo, tập huấn theo Kế hoạch Ban quản lý dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống lao Trung ương Hội Nông dân phê duyệt, Tổ chống lao TP. Cần Thơ  đã chỉ đạo cho các đơn vị có mô hình thực hiện đầy đủ các hoạt động như: Hàng tháng phối hợp với ngành Y tế tổ chức đến thăm các hộ gia đình có bệnh nhân lao; Tư vấn hỗ trợ, vận động những người có nguy cơ nhiễm lao tiềm ẩn đi khám sàng lọc và điều trị tại các cơ ở y tế. Tuyên truyền đến các hộ gia đình, những đối tượng cần được sàng lọc, quản lý lao tiềm ẩn… đúng kế hoạch đề ra. Hỗ trợ tư vấn điều trị lao tiềm ẩn thành công. Tổ chức giám sát các hoạt động của mô hình “Nông dân phòng, chống lao “ và “ mô hình “Quản lý lao tiềm ẩn cấp xã, phường” theo định kỳ. Tổ chức tập huấn  các lớp “Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng” cho 50 đại biểu tham dự tại huyện Phong  Điền và quận Ô Môn; Đã có 150 bệnh nhân lao tiềm ẩn khỏi bệnh được điều trị khỏi bệnh.

Nhiều hoạt động động tuyên truyền trong phòng chống lao được Hội Nông dân Cần Thơ tổ chức. Ảnh: ĐVCC

Ngoài ra, Hội Nông dân Cần Thơ còn huy động nguồn kinh phí như: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống lao do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cấp 63,520 triệu đồng, đến nay đã giải ngân đạt tỷ lệ 100% cho các hoạt động, đảm bảo thu đúng, chi đủ đúng theo hướng dẫn của dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống lao. Công tác truyền thông, kiến thức về bệnh lao và giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông, kỹ năng tư vấn, vận động người tiếp xúc, hộ gia đình đi khám sàng lọc bệnh lao, về lao tiềm ẩn cho cán bộ, hội viên nông dân, đồng thời giúp cho hội viên nông dân và nhân dân trên địa bàn hiểu biết về kiến thức nhận biết được bệnh lao và biết cách phòng, chống bệnh lao nhằm kịp thời phát hiện điều trị sớm bệnh lao sẽ mang lại hiệu quả cao nhất tránh lây lan trong cộng đồng.

100% số hộ gia đình có bệnh nhân lao được truyền thông, tư vấn, hỗ trợ

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Hội Nông dân TP. Cần Thơ đã phối hợp với Đài truyền thanh các quận, huyện, xã, phường, thị trấn thường xuyên phát tin, bài tuyên truyền vào mỗi buổi sáng về các biện pháp phòng chống Covid -19, cách phát hiện bệnh lao. Đồng thời phát các tờ rơi tuyên truyền các yếu tố nguy cơ, cách phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn kịp thời phòng trị bệnh lao. Tổ Chống lao đã phối hợp với Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ, hỗ trợ được 10 băng roll, pano, áp phích; cấp phát 2.200 tờ bướm... Có 100% số hộ gia đình có bệnh nhân lao được truyền thông, tư vấn, hỗ trợ; các hộ nông dân cam kết phòng chống lao, tự giác đi khám bệnh và khi phát hiện ra bệnh lao điều trị lao theo DOTS. Hội đã phát hiện trên 80% số người nghi mắc lao, lao/HIV và đặc biệt là lao kháng đa thuốc trên địa bàn đi khám lao tại cơ sở y tế; Tư vấn, chia sẻ và hỗ trợ điều trị 100% số người mắc bệnh lao điều trị lao theo DOTS; người mắc lao, lao/HIV, lao kháng đa thuốc từ trung tâm 05, 06 trở về.

Trong năm 2022, các cấp Hội đã tổ chức thăm hỏi được 300 cuộc, có 625 lượt người được thăm hỏi. Hội Nông dân các quận, huyện đã phối hợp với Bệnh viện Lao và Phổi thành phố Cần Thơ tổ chức khám tổng quát và chụp X quang sàng lọc bệnh cho 70 người dân trên địa bàn . Qua kết quả thực hiện phòng chống lao giai đoạn 2021-2023 điển hình tiêu biểu hộ Tô Thị Kim Duyên, khu vực Long Thạnh 2 đã điều trị thành công, được Hội hỗ trợ cây giống, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa màu. Nhìn chung, qua kết quả kiểm tra giám sát và thu thập số liệu trên các địa bàn quận, huyện thực hiện đúng theo Kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ. Các mô hình “Nông dân phát hiện lao sớm” giai đoạn 2011-2020 tự duy trì hoạt động và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lồng ghép sinh hoạt chi hội theo dịnh kỳ 3 tháng/1 lần. Các cấp Hội luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, theo dõi tình hình diễn biến thăm hỏi, vận động người dân nghi mắc lao, tư vấn và hỗ trợ người nghi mắc lao đi khám sàng lọc.

Để thực hiện tốt các hoạt động củ các mô hình phòng chống lao, Hội Nông dân Cần Thơ đã phối hợp các Ngân hàng tranh thủ các nguồn vốn bảo lãnh, tín chấp cho các hộ nghèo, cận nghèo, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân để giúp nông dân phát triển sản xuất, giúp người dân phát triển kinh tế. Thực hiện tinh thần tương trợ, giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình, các cấp Hội đã hỗ trợ 2.709 tấn phân bón cung ứng vật tư nông nghiệp trả chậm các quận, huyện và cơ sở Hội; vận động kinh phí xây dựng xong 9 căn nhà “mái ấm nông dân” tri giá 405 triệu đồng. Chương trình phòng chống lao đã bám vào kế hoạch hàng tháng, quý, theo dõi kịp thời và phản ánh tình hình với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương; Phối hợp ngành Y tế để tuyên truyền, vận động các hộ bệnh nhân và nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống lao.

Bà Trần Thị Thiên Thư, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cần Thơ cho biết: Tình hình dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng đến kinh tế của nhân dân, đời sống gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động các mô hình “Nông dân phòng, chống lao” và “Quản lý lao cấp xã, phường”. Nhìn chung các hoạt động đều được triển khai thực hiện tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế như: Một số quận, huyện công tác phối hợp với ngành Y tế chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên do ngành Y tế ưu tiên tập trung cho công tác phòng chống dịch Covid -19. Các hoạt động thăm hỏi hộ gia đình, vận động người tiếp xúc tham gia sàng lọc lao tiềm ẩn, hỗ trợ theo dõi, điều trị lao tiềm ẩn một số cơ sở Hội chưa hỗ trợ thăm hỏi kịp thời; Các hộ mắc bệnh lao rất khó tiếp xúc còn mặc cảm, dấu bệnh từ đó ít chịu chia sẻ với người đi thăm hỏi.         

Tin cùng chuyên mục
Tin khác