Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030
Việc phê duyệt Chiến lược nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng, đây là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát triển bền vững đến năm 2030. Đồng thời bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá của người dân.
Mục tiêu trong giai đoạn 2023 – 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong hóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39% và dưới 36; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%; trong giai đoạn 2026 – 2030 tiếp tục giảm xuống còn dưới 36% và dưới 1%.
Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng….
Để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, trong Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 cũng đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó có việc xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bản lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới; quy định mức giá bán tối thiểu các sản phẩm thuốc lá, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của phương án tính thuế các sản phẩm thuốc lá trên giá bán lẻ để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, đề xuất ban hành quy định về ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng; việc bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên hoặc trẻ vị thành niên bán thuốc lá theo Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới.
Một giải pháp quan trọng nữa là xây dựng chương trình, kế hoạch thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng giai đoạn; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chông tác hại của thuốc lá với các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, nhóm đối tượng; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Đồng thời, cập nhật thường xuyên tài liệu, thông tin về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá, môi trường sống không khói thuốc lá; chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
Đẩy mạnh công tác giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá cho giáo viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục; xây dựng tài liệu giáo dục và tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với các cấp học, bậc học…
Bộ Y tế sẽ là đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện Chiến lược, kiện toàn phân công trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.