Doanh nghiệp

Cùng chuyên gia khám phá cách bón phân cho cây vụ Đông “ưa lạnh”

Trọng Hòa – Nam Phong - 11:30 16/11/2023 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Cây khoai tây nếu được bón thừa đạm, lại gặp gió đông nhiều, trời ấm thì cây sinh trưởng khỏe, nhưng lá nhiều và dễ bị nấm bệnh mốc sương gây hại, làm cho cây nhanh tàn, nhất là khi sương mù, ẩm độ không khí cao. Vì vậy, theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, cần phải hiểu đúng về đặc tính của cây, của đất và khí hậu mùa Đông để biết cách bón phân đúng cho cây “ưa lạnh”.
TIN LIÊN QUAN

Vụ Đông ở miền Bắc được bắt đầu từ thượng tuần tháng 9 dương lịch và kết thúc tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Trong đó, nhóm cây “ưa lạnh” bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 10, thu hoạch đến tháng 2-3 năm sau. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây nằm trọn mùa Đông.

Bón phân Văn Điển cho khoai tây vụ Đông đã được người nông dân miền Bắc sử dụng thành thạo nhiều năm qua. Ảnh minh hoạ. Tư liệu.

Mùa đông miền Bắc thường ấm - lạnh xen kẽ. Mỗi khi gió đông về, nhiệt độ tăng và ẩm độ không khí cũng tăng là điều kiện cho bệnh phát sinh gây hại cây trồng, đặc biệt bệnh mốc sương và bệnh héo vi khuẩn. Nhìn chung nhóm cây này có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 60-90 ngày) nhưng cho khối lượng chất xanh rất lớn, trong khi nhiệt độ xuống thấp (xung quanh 20o C), số giờ nắng trung bình trong ngày thấp, thậm chí nhiều ngày âm u làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây trồng. Do vậy việc lựa chọn phân bón và kỹ thuật bón phân có ý nghĩa rất quan trọng.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Nông thôn mới, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia kỳ cựu về hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng, cho biết: Khoai tây có nguồn gốc vùng ôn đới, ưa khí hậu lạnh, sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 20 độ C. Nhiệt độ thấp sẽ thuận lợi ch quá trình làm củ, dễ  cho năng suất cao. Nhưng nếu cây khoai tây được bón dư đạm lại gặp gió đông nhiều, trời ấm thì cây sinh trưởng khỏe, lá nhiều, dễ bị nấm bệnh mốc sương gây hại, làm cho cây nhanh tàn, nhất là khi sương mù, ẩm độ không khí cao. 

Rễ hành, rễ xu hào, rễ bắp cải… thuộc bộ rễ chùm, phát triển nhiều đợt, song rễ yếu, chỉ phát triển trên lớp đất thoáng khí, nhiều mùn, dầy đủ và cân đối dinh dưỡng. Nếu dư đạm hoặc đất thiếu không khí, cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh vi khuẩn.

Do vậy, đất trồng cây rau màu ưa lạnh tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, nhiều mùn, đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cả đa – trung - vi lượng.

Nhu cầu dinh dưỡng cho cây vụ đông “ưa lạnh”

Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu được cung cấp cho cây trồng vụ đông đầy đủ, cân đối, đúng lúc các loại chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N); lân (P2O5); kali (K2O5), các chất dinh dưỡng trung lượng như magie (MgO); canxi (CaO), silic (SiO2) và các chất vi lượng kẽm (Zn), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn)… sẽ đạt năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, ít sâu bệnh hại... Tuy nhiên, trong thực tiễn việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế. Về đất đai, hầu hết trên đất sau thu hoạch lúa vụ mùa, đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất cạn kiệt do cây trồng vụ trước lấy đi, đồng thời để lại gốc rạ tươi khi phân hủy làm tăng độ chua cho đất, ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ của cây trồng vụ đông. Hơn nữa, việc sử dụng phân bón đơn không cân đối, lạm dụng phân đạm hoặc phân tổng hợp NPK thông thường, dẫn đến đất thiếu hầu hết các chất trung- vi lượng.

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để thâm canh cây vụ đông “ưa lạnh”, bà con nông dân các tỉnh phía Bắc thường dùng các loại sản phẩm phân bón Văn Điển sau:

Các loại phân dùng bón lót:

+ Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

+ Phân bón ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

+ Phân bón ĐYT NPK 8.8.4 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 2%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Các loại phân bón ĐYT NPK Văn Điển công thức 8-8-4 và công thức 10-7-3 dùng bón lót cho cây vụ Đông ưa lạnh. Ảnh tư liệu.

Các loại phân dùng bón lót nêu trên được rễ cây hấp thụ từ từ, giúp cây trồng mập khỏe nâng cao năng suất chất lượng, đặc biệt có lượng vôi, magie, silic, vi lượng cao làm ngọt đất, tơi xốp thoáng khí giúp rễ cây phát triển khỏe.

Các loại phân chuyên dùng bón thúc

+ Phân bón ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

+ Phân bón ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 1%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 7% và các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

+ Phân bón ĐYT NPK 13.3.13: Có thành phần dinh dưỡng sau: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 13%; CaO = 2%; MgO= 4%; SiO2 = 4%; S = 2% và các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

+ Phân bón ĐYT NPK 14.6.7 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 14%; P2O5 = 6%; K2O = 8%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 2%; S = 2% và các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Các loại phân bón ĐYT NPK Văn Điển công thức 13-3-13 và công thức 12-5-10 dùng bón thúc cho cây vụ Đông ưa lạnh. Ảnh tư liệu.

Riêng phân bón ĐYT 12:12:17 có hàm lượng dinh dưỡng kali cao và được sản xuất bằng kali sun phát, nên rất tốt cho các loại nông sản nhiều tinh dầu như hành, tỏi. Nhiều nơi còn dùng sản phẩm ĐYT NPK 22:5:11 để bón cho khoai tây, rau ăn lá rất tốt.

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây vụ Đông ưa lạnh

Bón lót: 

Phân chuồng hoai muc khoảng 5- 6 tạ/sào và 25 – 30kg ĐYT  NPK chuyên bón lót… Đặc biệt với cây hành, nếu thiếu phân chuồng mục thì phải bón thêm tro bếp và tăng phân bón ĐYT NPK của Văn Điển.

Sau khi cày bừa kĩ, nhà nông cần lên luống rồi bón phân lót, rải đều phân chuồng và phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót lên mặt luống  rồi đảo đều vào lớp đất nông mặt luống, sau đó san phẳng rồi trồng hành, trồng rau màu. Bón phân lót cho khoai tây có thể bón theo hốc hoặc theo rạch.

Sau khi trồng xong, phủ rơm rạ kín luống rồi tưới nước trên mặt luống, tiếp tục giữ đủ ẩm đến khi cây mọc.

Bón thúc cho cây hành:

Phân đa yếu tố NPK 12:5:10 của Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển được bổ sung một số phụ gia nên dễ tan chỉ cần ngâm nước 15-20 phút thì có thể hòa loãng tưới bình thường.  Tùy điều kiện thâm canh và mức sinh trưởng của cây hành mà hòa khoảng 20 – 25kg NPK 12:5:10, hoặc NPK 12:12:17 tưới cho 1 sào, tưới 3-4 lần như sau:

 Lần đầu: Khi cây hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10cm -12cm (15-20 ngày sau trồng). Tưới thúc khoảng 5 – 7kg NPK.

Lần 2 sau lần 1 khoảng 15-20 ngày, tưới thúc khoảng 7-8kg NPK

Lần 3 khi hành bắt đầu xuống củ (sau khi trồng 55-60 ngày), tưới thúc khoảng 8-10 kg NPK, kết hợp tỉa hành (nếu cần).

Sau lần 3 khoảng 7-10 ngày, nếu nhiệt độ cao có thể rắc thêm tro bếp và hạn chế tưới nước vừa giúp nhanh xuống củ vừa tránh cây sinh trưởng trở lại.

Bón thúc cho cây khoai tây

Thông thường, khi cây khoai cao 15 – 20 cm, nhà nông cần xới nhẹ, rải 10-12 kg phân thúc xung quang gốc khoai, cách gốc 7-10cm, xáo nhỏ đất rãnh rồi vun, lần này là vun đè dây: Tay trái đưa vào giữa khóm khoai rồi xòe dần các ngón tay để tay phải đưa đất vào giữa khóm khoai (khoảng giữa các thân cây), nhằm đè thân xuống, tạo điều hiện cho ra nhiều cành địa. Sau đó vun tiếp cho cao luống.

Sau bón thúc đợt 1 khoảng 15 – 20 ngày, lúc này khoai tây đã được 40 – 45 ngày tuổi thì tiến hành bón thúc đợt 2, rải 10-12kg phân chuyên thúc vào 2 mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai rồi vun luống lần cuối, vét sạch đất ở rãnh luống, vun cho luống to và cao để lấp đất vùi sâu các cành địa, tạo cho khoai có nhiều củ, khi củ to không bị trồi lên mặt đất (trếu trồi lên sẽ bị lục hóa vỏ củ). Có thể dùng 16-22kg  phân bón ĐYT NPK 22:5:11, chia 2 lần bón cho khoai tây.

Bón thúc đối với cải bắp, súp lơ, su hào: Lượng bón từ 15-25kg/ sào, chia 2-3 lần bón thúc.

Một số lưu ý quan trọng cho nhà nông

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo, khi bón phân cho cây rau màu vụ đông, nhà nông cần lưu ý:

- Không nên tăng phân đạm hoặc bổ sung các loại phân bón giàu đạm.

-Trong quá trình chăm sóc, không nên tưới trực tiếp nước phân vào cây trồng dễ tạo điều kiện cho cây nhiễm bệnh nấm, vi khuẩn… nên tưới phân vào giữa các hàng trong luống, tốt nhất là tưới rãnh cho nước thấm vào luống cây.

Trong điều kiện trời âm u hoặc mưa ẩm, nhiều sương, nhiệt độ không khí thấp trên dưới 20 độ C, các bệnh sương mai, đốm khô lá hành, cháy xém và thối  thân lá khoai tây dễ phát triển gây hại. Trái lại, trong điều kiện mùa đông ấm, nhiệt độ cao hơn 25 độ C, các bệnh thán thư, thối gốc, lở cổ rễ, bệnh thối ướt vi khuẩn sẽ phá hại nặng hơn nhất là hành tỏi, bắp cải, xu hào... Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông sẽ giúp cây khỏe, chống chịu tót sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Nông dân xã Lê Lợi, Gia Lộc, Hải Dương chăm sóc vụ Đông. Ảnh minh hoạ.  Tùng Đinh

Nông dân các vùng trồng rau màu ở Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định… nhiều năm qua đã sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển cho gây rau màu “ưa lạnh” trong sản xuất vụ Đông. Các loại sản phẩm phân bón này có đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, giúp cho cây trồng thân mập, khỏe, sinh trưởng và phát triển cân đối, thân lá tươi tốt đến cuối vụ, sức chống chịu cao.

Thực tế cho thấy, nếu bón phân NPK thông thường cho khoai tây thường sau trồng 80-85 ngày, thậm chí có mảnh ruộng chỉ sau trồng 75 ngày thân lá đã tàn lụi. Nhưng nếu dùng phân ĐYT NPK Văn Điển, thường sau trồng 90-95 ngày thân lá vẫn còn tươi. Đây là vấn đề cơ bản tạo cho khoai tây sai củ, củ lớn nhanh, cỡ củ đồng đều, tỷ lệ củ to cao, mẫu mã đẹp và vỏ củ dày, ít bong tróc khi thu hoạch. Các loại rau màu sử dụng phân Văn Điển được đánh giá năng suất, chất lượng cao, được người tiêu dùng rất ưa chuộng, hàng hóa dễ bán hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Trọng Hòa – Nam Phong

Tin cùng chuyên mục
Tin khác