Doanh nghiệp
15:48 17/06/2024 GMT+7

CÂU TRẢ LỜI BẰNG HÀNH ĐỘNG

Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Sản xuất, trưởng dự án Net Zero Vinamilk, đã bắt đầu phần trình bày của mình tại Hội thảo “Các giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành sữa Việt Nam” bằng câu chuyện của Green Farm Tây Ninh - nơi đất đai được nghỉ 3 năm để thanh lọc, phục hồi dưỡng chất và trở về trạng thái tự nhiên nhất.

Nhờ vào nguồn tài nguyên quý giá - chất thải của đàn bò sữa 8.000 con sau khi được xử lý - đất đai được chăm sóc với phân bón hữu cơ, phương pháp canh tác luân canh, kết hợp với công nghệ từ Nhật Bản. 500ha cánh đồng mỗi năm 2 vụ bắp, lúa chuẩn hữu cơ châu Âu hiện nay là thành quả của quá trình đó.

100% diện tích trồng trọt của Vinamilk được canh tác theo phương pháp hữu cơ và vận dụng vòng tuần hoàn đất (ảnh trái).
Cánh đồng lúa ST25 chuẩn Organic châu Âu, một ví dụ điển hình cho sự hồi sinh của những vùng đất cằn cỗi (ảnh phải).

Sau gần 20 năm làm “cách mạng trắng”, đầu tư xây dựng hệ thống trang trại hiện đại, phát triển công nghệ chăn nuôi bò sữa tại vùng nhiệt đới, Vinamilk đã vượt qua thách thức về nâng cao năng suất chăn nuôi. Cụ thể, tại mô hình trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm (đặt ở Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Tây Ninh), sản lượng sữa được tạo ra đã tương đương mức trung bình thế giới, là 30-35 lít sữa/con/ngày. Đây từng là con số bất khả thi, bởi Việt Nam không có điều kiện khí hậu đáp ứng tốt cho chăn nuôi bò sữa như các nước ôn đới.

“Giờ đây, ngành sữa trong nước đang tiếp tục chinh phục những thách thức lớn hơn, đó làm làm nông nghiệp bền vững, hướng đến mục tiêu chung phát thải ròng bằng không - Net Zero”, ông Minh nhận định.

Ông Lê Hoàng Minh chia sẻ về cách Vinamilk ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào nông nghiệp để phát triển bền vững, hướng đến Net Zero.

Cũng theo ông Minh, thực hành về nông nghiệp bền vững với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện bằng hành động rất cụ thể tại Vinamilk. Trong đó, đại diện doanh nghiệp nhấn mạnh nội dung về kiểm kê khí nhà kính, đã hoàn thành tại 100% nhà máy và đang triển khai trên toàn bộ trang trại bò sữa theo ISO14064. Với hệ thống lớn gồm 15 trang trại, 16 nhà máy trong và ngoài nước, quá trình kiểm kê khí nhà kính đối với doanh nghiệp là rất thách thức, nhưng là điều cần thiết để xác định lộ trình, cách thức giảm phát thải.

Lượng carbon trung hòa của trang trại Green Farm tương đương 30.000 sân bóng phủ đầy cây xanh, lượng nước tuần hoàn tương đương 86 hồ bơi Olympic…

Đáng chú ý, Vinamilk thực hiện hoạt động kiểm kê trên từ rất sớm. Dữ liệu liên quan tới khí nhà kính và nhiều thông tin khác đã được đơn vị ghi nhận, hệ thống hoá qua các báo cáo phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế suốt 12 năm qua, trước khi các yêu cầu bắt buộc về vấn đề này được ban hành.

Có mặt tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), ông Tống Xuân Chinh nhận định, phát triển bền vững là lĩnh vực còn mới tại Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, đã có những doanh nghiệp Việt Nam dám đi đầu và đạt những thành tựu nhất định. Việc tiên phong kiểm kê khí nhà kính của Vinamilk sẽ được tham khảo phục vụ quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thị trường tín chỉ carbon trong nước trong tương lai.

Ông Tống Xuân Chinh chia sẻ tại Hội thảo “Các giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành sữa Việt Nam”.

“HẠT NHÂN” TẠO RA SỰ THAY ĐỔI

Ở góc nhìn rộng hơn, không chỉ riêng doanh nghiệp hưởng lợi, lộ trình hướng tới Net Zero 2050 của Vinamilk đã và đang thúc đẩy cả một hệ sinh thái lớn xoay quanh "người khổng lồ” này. Theo đó, Vinamilk đóng vai trò “hạt nhân” trong việc thay đổi nhận thức của nông dân trong canh tác, hỗ trợ doanh nghiệp bạn cùng phát triển bền vững.

Liên quan tới câu chuyện trên, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, ông Trần Quang Trung nhớ lại thời điểm nhiều năm trước, chỉ cần đi tới đầu địa phận thị trấn Mộc Châu (tỉnh Sơn La), ai cũng có thể ngửi thấy mùi phân bò thoảng lẫn trong không khí. Trong suốt 3 tháng liền, đoàn lãnh đạo, chuyên gia, kĩ sư của Vinamilk và Mộc Châu Milk đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý phân bò và mùi. Công nghệ này đã được áp dụng thành công tại nhiều trang trại của Vinamilk, và cũng được công ty phổ biến cho các hộ dân chăn nuôi bò sữa liên kết để thực hiện thí điểm.

“Người nông dân Mộc Châu giờ ngoài bán sữa cho công ty, còn có thể cung cấp phân bón cho các vùng trồng trọt xung quanh, vừa giúp đất đai, môi trường tốt lên, vừa cải thiện thu nhập của chính gia đình họ”, ông Trung nói.

Một điển hình khác của Vinamilk trong việc giúp nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất bền vững hơn, đó là trang trại dành một phần nguồn phân bón hữu cơ của mình để giúp nông dân xung quanh cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng. Cây trồng sau đó được cung cấp ngược lại cho trang trại để làm thức ăn cho đàn bò. Đây là vòng tuần hoàn khép kín, góp phần giảm phát thải.

Tổng sản lượng thu mua ngô sinh khối từ nông dân liên kết của Vinamilk trên khắp cả nước đã ở mức hơn 215.000 tấn/năm (ảnh trái).
Xung quanh trang trại Vinamilk đã xuất hiện nhiều cánh đồng ngô (bắp) tiền tỷ của bà con nông dân (ảnh phải).

Từ những thửa đất khô cằn hay nơi người dân đang loay hoay tìm kiếm cây trồng, vật nuôi hiệu quả, người nông dân giờ đã yên tâm gắn bó với trang trại Vinamilk. Hay tại Thống Nhất, Thanh Hóa, không ít cánh đồng “tiền tỷ” đã xuất hiện trên nông trường hoang hóa, năng suất thấp một thời. 

Quan trọng hơn hết là tư duy sản xuất của người dân được thay đổi từ chính vòng tròn kinh tế tuần hoàn của trang trại Vinamilk. Họ biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên như đất, nước hiệu quả, bền vững hơn; không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn cung cấp lâu dài cho trang trại.

Rõ ràng, cách làm nông nghiệp “bền vững” đã vượt ra ngoài ranh giới của trang trại và lan tỏa ra cộng đồng xung quanh. Thông qua lộ trình nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc, cam kết về giảm thiểu phát thải, doanh nghiệp đã lan tỏa ý thức đến từng hộ dân trong chuỗi liên kết.

Với định hướng “xanh hóa” sản xuất, các trang trại bò sữa của Vinamilk đang trở thành hạt nhân thúc đẩy tiến trình thực hành nông nghiệp bền vững của cả vùng đất.

Những nông hộ sau khi thực hiện và thành công, họ lại tiếp tục nhân rộng, chia sẻ câu chuyện tại Vinamilk đến cộng đồng xung quanh. Tôi tin đó là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu Net Zero, vì mục tiêu này không chỉ nằm trong nội tại của doanh nghiệp”, Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk khẳng định.

Hội thảo “Các giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành sữa Việt Nam” do Hiệp hội Sữa Việt Nam tổ chức nhân Ngày sữa thế giới (World Milk Day 1/6) nhằm thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững của ngành sữa. Vinamilk là đơn vị tiên phong của ngành sữa cam kết đạt mục tiêu Net Zero 2050 và các mốc giảm 15% phát thải khí nhà kính vào 2027, 55% vào 2035.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác