Hội Nông dân Cao Bằng đẩy mạnh truyên truyền bảo vệ môi trường cho hội viên nông dân
Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường tới hội viên nông dân
Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Môi trường và phát triển bền vững - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông bảo vệ môi trường, làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm cho 220 cán bộ, hội viên nông dân tại hai huyện Hòa An và Thành phố Cao Bằng.
Các đại biểu tham dự lớp tập huấn tại thành phố Cao Bằng.
Tham gia tập huấn, các học viên được giảng viên PGS TS. Lê Văn Hưng (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường) truyền đạt những kiến thức cơ bản đối với pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học mới vào xử lý chất thải làng nghề; thực trạng môi trường làng nghề, các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề của Việt Nam và của tỉnh. Vai trò của Hội nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn và phát triển kinh tế bền vững.
Tại lớp tập huấn, bên cạnh các nội dung trao đổi của báo cáo viên, hội nghị đã có các ý kiến để trao đổi, thảo luận vào một số nội dung chính đã trình bày và sẻ kinh nghiệm và những cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương mình, nhất là xây dựng mô hình điểm khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như: Mô hình về thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh môi trường ở cộng đồng dân cư.
Thông qua tập huấn, các học viên nắm được những nội dung kiến thức cơ bản để tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân khác cùng nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm. Tuyên truyền cho hội viên nông dân cam kết nói không với ô nhiễm môi trường.
Giữa tháng 5.2022, Hội Nông dân thành phố Cao Bằng cũng đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông bảo vệ môi trường làng nghề nông thôn cho trên 100 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
Tại lớp tập huấn, cán bộ, hội viên nông dân 11 phường, xã đã được cán bộ Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) truyền đạt những nội dung về: Thực trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn. Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề nông thôn, nội dung bảo vệ môi trường làng nghề, kiến thức về bảo vệ môi trường sống, môi trường sản xuất, môi trường chăn nuôi, trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề; kỹ năng tuyên truyền vận động người dân thay đổi hành vi, cải thiện điều kiện vệ sinh, sống thân thiện với môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn; Vai trò của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; các văn bản pháp quy của địa phương về bảo vệ môi trường. thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh nói chung cũng như thành phố nói riêng.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tại Cao Bằng, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chủ yếu nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó đã triển khai một số mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EM để xừ lý chất thải, cải thiện ô nhiễm môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có 02 cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học Quý Nhân của ông Nguyễn Văn Nhân tại xóm An Phú, xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đang sản xuất ra chế phẩm sinh học Quý Nhân trên cơ sở kỹ thuật vi sinh vật hữu hiệu (EM) của Nhật Bản. Đây là cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, công suất khoảng 5.000 - 10.000 tấn/năm. Chế phẩm đã được đưa vào sử dụng ở nhiều vùng nhất là vùng đồng huyện Hoà An và khu vực thành phố Cao Bằng. Chế phẩm sinh học Quý Nhân có 3 tác dụng: Làm sạch môi trường, chế biến phân hữu cơ sinh học, làm thuốc trừ sâu từ lá cây.
Cùng với đó, Công ty Mía đường Cao Bằng đã tận dụng bùn mía và tro lò hơi trong sản xuất mía đường sau đó ủ lên men để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Sản phẩm được đưa vào sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh.
Người dân xã Hồng Việt, huyện Hoà An tự xây lò đốt rác để xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Ảnh Quốc Đạt
Quá trình xử lý rác thải, chất thải bằng các loại chế phẩm vi sinh, biến rác hữu cơ thành nguồn tài nguyên quý; tăng thu nhập cho nông dân từ tài nguyên rác hữu cơ; giảm phát thải nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và do thức ăn thừa. Qua đó, góp phần hạn chế lượng lớn rác thải, cải thiện sức khỏe đất, tăng cường sức khỏe vật nuôi; nâng cao sức khỏe cộng đồng, giúp bảo vệ môi trường.
Thông qua các lớp tập huấn, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã vận động hội viên nông dân tận dụng phế thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng thông qua việc phân loại rác ngay tại hộ gia đình, thôn xóm. Phối hợp với các cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học trong tỉnh hướng dẫn người dân quy trình và cung cấp chế phẩm xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp, xử lý rơm rạ, thân lá cây trồng làm phân hữu cơ… Vận động bà con các dân tộc đưa vật nuôi ra xa nhà ở, gìn giữ môi trường cảnh quan, góp phân xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học để làm phân vi sinh xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
Để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Hội Nông dân Cao Bằng tiếp tục đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn hội viên nông dân trong tỉnhứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trwowngf trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp về ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi