Mô hình điểm “Tuyến đường nông thôn kiểu mẫu" phát huy vai trò của Hội trong xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng mô hình điểm này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; tuyên truyền, phổ biến và vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính sách của tỉnh liên quan đến bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
Trước mắt, Hội ND tỉnh xây dựng 3 mô hình điểm “tuyến đường nông thôn kiểu mẫu” do Hội Nông dân đảm nhận với các hạng mục: Trồng cây bàng Đài Loan trên các trục đường chính của xã, trục đường liên thôn; lắp đặt 30 thùng đựng rác thải trên các tuyến đường, điểm công cộng, cụ thể tại xã Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) trồng ở tuyến đường trước Nhà Văn hóa thôn 7; và tuyến đường Nhà Văn hóa thôn 1; xã Quảng Thạch (huyện Quảng Trạch) trồng ở tuyến đường từ Bia Di tích lịch sử chiến khu Trung Thuần vào Nhà Văn hóa thôn 3; xã Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa) trồng tuyến đường từ Quốc lộ 12 vào đến sân vận động của xã, Nhà Văn hóa thôn Tây Hóa; hỗ trợ các hộ gia đình tham gia mô hình 42 thùng ủ rác hữu cơ, 84 gói chế phẩm vi sinh.
Xây dựng tuyến đường mẫu có ý nghĩa rất lớn trong việc tuyên truyền cho hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn trong cộng đồng dân cư; vận động hội viên, nông dân và cư dân nông thôn tích cực hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường do các cấp, các ngành và tổ chức Hội ND phát động; phát triển cây xanh nông thôn, phủ trống đồi trọc,… Cũng từ chương trình này, để ghi dấu ấn về vai trò và trách nhiệm của Hội ND tham gia bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn gắn với xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Hội vững mạnh.
Bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới chính là chủ trương có tính chiến lược, là “sức bật” để nâng cao giá trị mọi mặt trong nông nghiệp, nông thôn và vai trò làm chủ của người nông dân. Từ đó, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã thể hiện được vai trò trung tâm nòng cốt và nông dân với vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức rõ công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động là giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giữ gìn môi trường sống khu vực nông thôn trong lành, các cấp Hội đã tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, nông dân. Điển hình là xây dựng các mô hình điểm để từ đó nhân rộng và phát huy hiệu quả. Cũng chính từ đó, người nông dân đã phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của mình trong mọi tình huống nhằm lan tỏa các phong trào khi triển khai, thực hiện. Những việc làm này sẽ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện điều kiện sống của nông dân.
- Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượng
- Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hình
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
- Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn định