Ninh Thuận tổ chức tập huấn hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Tham dự chương trình tập huấn gồm các đại điện hiệp hội ngành Nông nghiệp, Hội Nông dân, đơn vị trong ngành Nông nghiệp và doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Buổi tập huấn được tổ chức theo Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành cách đây hơn 2 năm. Theo đó quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (áp dụng từ ngày 01/01/2022).
Định hướng của ngành Nông nghiệp Ninh Thuận trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn; đẩy mạnh chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, giảm tỷ cây hàng năm giá trị thấp, tăng tỷ trọng cây ăn quả, cây công nghiệp đem lại kinh tế cao.
Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp hợp lý theo từng ngành hàng nhằm đáp ứng theo từng nhóm thị trường hướng đến xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất nông sản có nguồn gốc thực vật trên địa bàn như nho, măng tây, hạt điều, táo, nha đam… rất quan tâm tìm kiếm thị trường để xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Được biết, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiếu đến năm 2025 phấn đấu có ít nhất một sản phẩm được xuất khẩu, nhất là các sản phẩm từ cây nho. Năm 2030, có ít nhất ba sản phẩm nông nghiệp đặc tù được xuất khẩu, bổ sung nho và táo vào danh mục ưu tiên hỗ trợ phục vụ xuất khẩu.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2022 - 2025 sẽ có 1.300ha nho với sản lượng 40.000 tấn/năm và 1.000ha táo với sản lượng 43.000 tấn/năm. Đến năm 2030, sẽ có 2.000ha nho với sản lượng 72.000 tấn/năm và 1.200 ha táo với sản lượng 54.000 tấn/năm.
Tỉnh Ninh Thuận cũng dự kiến, dành 300ha nho với sản lượng 8.000 tấn/năm và 200ha táo với sản lượng 12.000 tấn/năm cho xuất khẩu. Được biết, hiện nay tỉnh Ninh Thuận đang có ba sản phẩm nông nghệp đặc thù xuất khẩu là măng tây xanh, thạch nha đam và tôm sú giống bố mẹ. Năm 2024, sẽ phấn đấu xây dựng và phát triển năm chuỗi liên kết cấp tỉnh hướng đến xuất khẩu gồm dê, cừu, nho, táo, nha đam, măng tây, điều hữu cơ.
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân