Phong trào nông dân

Bắc Giang: Nâng cao nghiệp vụ quản lý sức khỏe cây trồng đối với đội ngũ giảng viên cấp tỉnh

Ngô Chức - 07:51 25/09/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm nâng cao, mở rộng mô hình quản lý sức khỏe cây trồng trên địa bàn tỉnh, vừa qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã tổ chức lớp đào tạo giảng viên quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp cấp tỉnh trên cây lúa trong vụ Mùa.
TIN LIÊN QUAN

Cụ thể, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã tổ chức lớp đào tạo với quy mô 30 học viên được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn bởi 4 giảng viên Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) cấp quốc gia. Xuyên suốt chương trình đào tạo, các giảng viên đã đặt ra nội dung học tập với nhiều câu hỏi thảo luận, cách thức tiền hành cụ thể trong quá trình quản lý sức khỏe cây trồng trong tình hình thực tế hiện tại.

Ngoài ra, giảng viên đã đưa ra nhiều nội dung mang tính chất thảo luận nhóm và đưa ra quyết định mang tính tập thể, gợi mở nhiều ý kiến với tính chất lý thuyết cơ bản, cố lõi và thực tiễn sâu sắc... Trong thời gian 42 ngày, 30 học viên đã được tiếp thu, lĩnh hội nhiều kiến thức bổ tích thông qua phương pháp trao đổi hai chiều với giảng viên cũng như vừa học lý thuyết vừa áp dụng thực hành cụ thể.

30 học viên được thực hành lại đồng lúa để hiểu hơn về ác yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn bùng phát sinh vật gây hại...

Bên cạnh đó, 30 học viên nắm được vai trò của hệ sinh thái ruộng lúa, biết cách đánh giá và đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp dựa trên thực tế đồng ruộng. Từ đó nắm bắt được quy trình quản lý tổng hợp các loại dịch hại trên cây lúa như quản lý sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột hại…; thảo luận, hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV...

Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) là hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể (đất, nước, thời tiết, sinh vật gây hại, sinh vật có ích) nhằm giảm thiểu những tác động gây bất lợi cho cây trồng; phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn bùng phát sinh vật gây hại.

Đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, phát triển IPHM còn nhằm tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác