Hội ND Hải Dương tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến tháng 9/2022, toàn tỉnh ghi nhận 281 ca mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD), trong đó có 100 trường hợp có yếu tố dịch tễ ngoại lai, còn lại là nội địa, không có trường hợp tử vong. Đặc biệt, số bệnh nhân mắc SXHD trong tháng 9/2022 là 117 ca, tăng cao nhất so với các tháng trước, chủ yếu là bệnh nhân nội địa, không rõ ràng nguồn lây nhiễm.
Trước tình hình đó, Hội Nông dân các cấp đã có nhiều biện pháp chung tay trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết như làm tốt công tác BVMT, tuyên truyền hội viên nông dân nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT nông thôn, phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nông thôn - đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề; xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về BVMT nông thôn; vận động hội viên, nông dân sử dụng nước sạch và bảo vệ các công trình cấp nước sạch; tích cực thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình; xây dựng các mô hình cánh đồng không rác thải, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định…;
Năm 2022, Hội ND tỉnh Hải Dương đã có 288.443 hộ gia đình đăng ký giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp không gây ô nhiễm môi trường sống; có 229/229 cơ sở Hội đăng ký duy trì, xây dựng mới mô hình “Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp”; 1.235 chi Hội Nông dân đăng ký không có người vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Mỗi cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 mô hình chi Hội Nông dân tham gia BVMT. Xây dựng 13 mô hình “Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình tại 13 xã (phường, thị trấn). Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 25 lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho 2.057 cán bộ Hội. Tổ chức Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường” cấp tỉnh hàng năm. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng mới 10 mô hình điểm “Chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn” gắn với bảo vệ môi trường tại 10 xã (phường); Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã đã chủ động xây dựng các mô hình Nông dân tham gia bảo vệ môi trường tại 100% các cơ sở Hội...
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 527 mô hình “Chi Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”, 81 mô hình “Cánh đồng không rác thải”, 15 mô hình “Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình thành phân bón hữu cơ”. Một số đơn vị cấp huyện triển khai tốt phong trào nông dân tham gia BVMT, phòng chống bệnh SXH như: HND thị xã Kinh Môn, HND thành phố Chí Linh, HND huyện Tứ Kỳ, HND thành phố Hải Dương, HND huyện Kim Thành... với phong trào dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh vào Chủ nhật xanh hàng tuần.
Nhờ các hoạt động BVMT của Hội ND các cấp đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp đồng thời chính là một trong những biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng trừ bệnh sốt xuất huyết. Ông Đặng Văn Vần - Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Dân, thị xã Kinh Môn chia sẻ: “Qua tuyên truyền trên loa, đài về tình hình dịch SXH trong thời gian qua và các hoạt động BVMT nói chung, phòng, chống bệnh SXH nói riêng, hội viên nông dân trên địa bàn phường tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, không chủ quan, lơ là, thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay rửa thau chậu, giữ vệ sinh môi trường xung quanh..”.
Chú trọng công tác truyền thông
Ngoài những hoạt động đã triển khai, thực hiện, Hội ND tỉnh Hải Dương còn phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tập huấn về công tác phòng, chống bệnh SXH cho 115 cán bộ Hội ND cơ sở ở Tp Chí Linh, TX. Kinh Môn và huyện Kim Thành.
Tại buổi tập huấn, các đại biểu được báo cáo viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông tin về tình hình dịch tễ về SXH trên thế giới; ở Việt Nam, trên địa bàn tỉnh; Một số đặc điểm về dịch tễ SXH của tỉnh trong những năm qua; Các giải pháp về phòng, chống dịch SXH của Việt Nam, chính sách của Nhà nước về khám và điều trị SXH; Dấu hiệu, nguồn lây truyền dịch, khám và điều trị SXH ở đâu, cách phòng, chống SXH, nguyên tắc điều trị SXH và cách phát hiện sớm người nghi bị SXH, hậu quả điều trị SXH không đúng cách.
Đặc biệt, báo cáo viên cũng nhấn mạnh vai trò của Hội ND cơ sở trong việc vận động hội viên nông dân tham gia phòng, chống SXH. Sau buổi tập huấn, cán bộ cơ sở Hội sẽ là những tuyên truyên viên, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các biện pháp phòng, chống để không bị nhiễm bệnh; các biện pháp xử lý nếu nhiễm bệnh SXH.
Đây là một hoạt động rất cần thiết, bổ ích cho quá trình thực hiện công tác truyền thông đối với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và phòng, chống bệnh SXH nói riêng. Hoạt động này tiếp nối những kết quả Hội ND các cấp trong toàn tỉnh đã thực hiện thời gian qua, cụ thể các cấp Hội trong năm 2022 đã viết 229 tin, bài với nội dung tuyên truyền về “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” phát trên loa truyền thanh cơ sở; tổ chức tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt mô hình, câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, các cuộc hội nghị, các buổi tập huấn được 295 cuộc với 20.650 lượt người tham dự; phối hợp treo pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền trên các trục đường giao thông, tại các trụ sở cơ quan. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho 840 cán bộ Hội Nông dân cơ sở về “hướng dẫn xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia thu gom, phân loại và xử lý rác hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình và sử dụng phân bón hữu cơ đạt hiệu quả”; tổ chức 17 lớp tập huấn cho 1.938 cán bộ Hội Nông dân cơ sở về “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ” gắn với bảo vệ môi trường nông thôn.
Các cấp Hội đã vận động, cán bộ, hội viên, nông dân tổ chức được 235 buổi tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm thu hút 41.300 người tham gia với chủ đề “Ngày chủ nhật xanh”; phát quang bụi rậm, đường giao thông được 90,3km; tích cực xây dựng mô hình “Cánh đồng không rác thải”, “Vườn không rác thải”, định kỳ tổ chức các hoạt động thu gom vỏ lọ thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng; thu gom được 661 tấn rác thải các loại, xử lý được trên 20 tấn rác thải hữu cơ thành phân bón; khơi thông 86,8 km kênh mương nội đồng, cống rãnh thoát nước thải…
Trong thời gian tới, các cấp Hội đã huy động mọi nguồn lực, vận động cán bộ, hội viên, nông dân làm mới, cải tạo, nâng cấp được 425 công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; hướng dẫn hội viên, nông dân sử dụng vi sinh ủ phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch được hơn 340 tấn; vận động tu sửa, làm mới các công trình cấp nước sinh hoạt (giếng khơi, giếng khoan) 29 chiếc.
Có thể nói, hoạt động chung tay phòng, chống bệnh SXH của các cấp Hội Nông dân tỉnh thời gian qua đã được lồng ghép chung với các hoạt động bảo vệ môi trường và cơ bản đã có kết quả bước đầu. Trong thời gian tới, để hoạt động tiếp tục đi vào chiều sâu cần sự phối hợp đồng bộ giữa Hội Nông dân với các ngành chức năng, xây dựng được các mô hình truyền thông, có biện pháp cụ thể, hiệu quả, thiết thực góp phần chung tay trong công tác phòng, chống bệnh SXH, bảo vệ sức khoẻ người dân.
- Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyết
- Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu
- Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh
- Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam