Một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam Khóa VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
HƯỚNG DẪN
Một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam
Khóa VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII thông qua ngày 26/12/2023) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VIII) ngày 19/7/2024; Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỷ 2023 - 2028 như sau:
1. Điều 3: Đối tượng và điều kiện trở thành hội viên
1.1. Đối tượng, điều kiện kết nạp để trở thành hội viên (khoản 1)
1.1.1. Đối tượng, điều kiện kết nạp hội viên nông dân Việt Nam
Là nông dân và cư dân nông thôn Việt Nam, cư trú trên địa bàn dân cư có tổ chức Hội Nông dân, bao gồm:
- Những người trực tiếp làm việc, lao động, sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn và đô thị trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch...
- Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu.
- Các nhà khoa học, các doanh nhân, giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã trong các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại; cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân.....
- Trí thức là con em nông dân hoặc xuất thân từ nông thôn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn; tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, đang công tác, nghiên cứu, hoạt động trong các cơ quan, tổ chức hợp pháp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tính đến thời điểm kết nạp, người được kết nạp vào Hội từ 18 tuổi trở lên.
1.1.2. Đối tượng, điều kiện kết nạp hội viên danh dự của Hội Nông dân Việt Nam
Là công dân Việt Nam, những người có uy tín, năng lực, trình độ, chuyên môn trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của tổ chức Hội, bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang công tác và nghỉ hưu.
- Các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.
- Các nghệ nhân, trí thức, sinh viên, cán bộ kỹ thuật.
1.2. Thủ tục kết nạp hội viên (khoản 1)
1.2.1. Thủ tục kết nạp hội viên nông dân Việt Nam
- Người xin vào Hội phải tán thành Điều lệ Hội Hội Nông dân Việt Nam, tự nguyện có đơn gửi chi Hội hoặc tổ Hội (nơi có tổ Hội).
- Được phổ biến, quán triệt về Điều lệ Hội Hội Nông dân Việt Nam và những kiến thức cơ bản về Hội trước khi kết nap.
- Chi Hội tổ chức hội nghị toàn thể hội viên hoặc hội nghị ban chấp hành chi Hội mở rộng (đối với chi Hội có đông hội viên và được chia thành các tổ Hội) để xem xét, lựa chọn người đủ điều kiện, tiêu chuẩn và lập danh sách đề nghị lên ban thường vụ cơ sở Hội xét và ra quyết định kết nap.
- Khi nhận được văn bản đề nghị xét kết nạp hội viên của chi Hội, ban thường vụ cơ sở Hội xem xét, quyết định kết nạp hội viên. Nếu có trường hợp không được xét kết nạp thì phải trả lời bằng văn bản lý do không được kết nạp cho chi Hội để chi Hội thông báo cho người xin vào Hội biết.
- Khi có quyết định kết nạp hội viên, chi Hội mời những người có tên trong danh sách được kết nạp dự cuộc họp chi Hội gần nhất và công bố quyết định kết nap hội viên mới (nơi có tổ Hội thì công bố tại tổ Hội nhưng phải thông báo cho toàn thể chi Hội biết vào kỳ họp gần nhất). Thời gian được công nhận là hội viên tính từ ngày ghi trên quyết định kết nap.
1.2.2. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên danh dự
- Trong quá trình tổ chức hoạt động hội và phong trào nông dân, cán bộ và tổ chức hội phát hiện người có đủ tiêu chuẩn, uy tín, năng lực, trình độ chuyên môn và tán thành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam thì kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp; tổ chức gặp gỡ cá nhân nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kết nap trở thành hội viên danh dự.
Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp quyết định và tổ chức công bố việc kết nạp hội viên danh dự. Hội viên nông dân của cấp nào kết nạp thì cấp đó quản lý, mỗi hội viên danh dự chỉ được kết nạp ở một cấp Hội.
Sau khi tổ chức kết nạp, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp kết nạp báo cáo Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp. Đối với cấp Trung ương, Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định kết nap.
1.3. Công tác quản lý hội viên
1.3.1. Cách thức quản lý hội viên
Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cán bộ, hội viên cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay và tình hình thực tế ở địa phương.
- Chi Hội, tổ Hội, ban chấp hành cơ sở Hội phải có sổ danh sách hội viên để theo dõi cụ thể số lượng hội viên được kết nạp, sự biến động hội viên và hội viên được cấp thẻ.
Khi thay đổi nơi cư trú, hội viên báo cáo chi Hội nơi đi, chi Hội có trách nhiệm báo cáo ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp. Đến nơi cư trú mới, hội viên báo cáo, xuất trình thẻ hội viên hoặc giấy giới thiệu của cơ sở Hội nơi chuyển đi với tổ chức cơ sở Hội nơi đến cư trú để được tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
- Các cấp Hội có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình biến động hội viên của cấp mình đối với Hội cấp trên trực tiếp. Đối với tổ Hội, chi Hội, cơ sở Hội thực hiện báo cáo hàng quý; đối với cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện báo cáo 6 tháng, 1 năm.
1.3.2. Quản lý hội viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định; hội viên đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; hội viên trở thành công nhân trong các khu công nghiệp, trong các doanh nghiệp ở nông thôn
Hội viên đi lao động ở xa, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài là những hội viên rời khỏi địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa phương khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài để lao động, không có điều kiện sinh hoạt Hội thường xuyên nơi cư trú.
Hội viên trở thành công nhân trong các khu công nghiệp, trong các doanh nghiệp ở nông thôn là những hội viên thường trú, sinh sống tại địa phương nhưng vào làm công nhân trong các khu công nghiệp, trong các doanh nghiệp; không trực tiếp sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp và các nghề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.
a) Trách nhiệm của hội viên:
- Đối với hội viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định:
+ Trước mỗi đợt đi lao động ở xa phải báo cáo với ban chấp hành chi Hội (qua chi hội trưởng) về địa chỉ nơi đến để chi Hội, cơ sở Hội hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Hội tạm thời hoặc báo cáo chi Hội xin tạm dừng sinh hoạt (trong trường hợp nơi đến lao động không có tổ chức Hội và không thể tham gia sinh hoạt Hội được).
+ Khi đến nơi lao động, hội viên liên hệ với chi Hội, cơ sở Hội nơi đến (nếu có) để đăng ký tham gia sinh hoạt Hội; được dùng thẻ hội viên hoặc giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt để sinh hoạt tạm thời.
+ Trường hợp hội viên đi lao động, hoặc làm ăn xa nhưng vẫn đi, về thường xuyên và đảm bảo sinh hoạt với chi Hội hoặc tổ Hội ít nhất 02 lần/năm, đóng hội phí đầy đủ, có đóng góp cho các hoạt động của chi Hội, tổ Hội thì vẫn là hội viên được tính vào số hội viên hiện có của chi Hội, tổ Hội.
- Đối với hội viên đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, trước khi đi phải báo cáo ban chấp hành chi Hội (qua chi hội trưởng) để được tạm dừng sinh hoạt Hội và số hội viên này không tính vào số hội viên hiện có của chi Hội khi báo cáo Hội cấp trên. Khi hội viên trở lại sinh sống ở địa phương thì báo cáo chi Hội để được xem xét tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
- Hội viên làm công nhân trong các khu công nghiệp, trong các doanh nghiệp (đi khỏi nơi cư trú) không thể tham gia sinh hoạt Hội được thì trước khi đi làm phải báo cáo ban chấp hành chi Hội (qua chi hội trưởng) để được tạm dừng sinh hoạt Hội và số hội viên này không tính vào số hội viên hiện có của chi Hội khi báo cáo Hội cấp trên. Khi thôi làm công nhân, trở lại địa phương lao động, sản xuất, kinh doanh thì báo cáo chi Hội để được tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
- Hội viên làm công nhân trong các khu công nghiệp, trong các doanh nghiệp nhưng vẫn sinh sống tại địa phương nếu vẫn tham gia sinh hoạt Hội thì phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người hội viên. Trong trường hợp, không thể tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Hội được thì phải báo cáo ban chấp hành chi Hội (qua chi hội trưởng) để được tạm dừng sinh hoạt Hội và số hội viên này không tính vào số hội viên hiện có của chi Hội khi báo cáo Hội cấp trên. Khi thôi làm công nhân, trở lại lao động, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp thì báo cáo chi Hội để được tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
b) Trách nhiệm của cơ sở Hội nơi hội viên đi:
Chi Hội lập sổ theo dõi danh sách hội viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định; hướng dẫn hội viên dùng thẻ hội viên để đăng ký sinh hoạt tạm thời. Số hội viên này không tính vào số hội viên thực tế hiện có của chi Hội khi báo cáo với cấp trên.
c) Trách nhiệm của cơ sở Hội nơi hội viên đến:
- Cơ sở Hội tiếp nhận thủ tục sinh hoạt tạm thời và giới thiệu hội viên về các chi Hội. Số hội viên này được tính vào số hội viên hiện có của chi Hội tiếp nhận khi báo cáo với Hội cấp trên.
- Những địa bàn tập trung đông hội viên là lao động tự do và đã có đăng ký tạm trú thì cơ sở Hội ở nơi đó có thể thành lập tổ Hội trực thuộc để tổ chức sinh hoạt và các hoạt động cho hội viên.
1.3.3. Công tác quản lý hội viên danh dự
Hội viên danh dự được Hội Nông dân cấp tổ chức kết nạp theo dõi và lập danh sách quản lý riêng, không tính vào tỷ lệ tập hợp hội viên.
1.3.4. Sinh hoạt của hội viên
Việc tổ chức sinh hoạt cho hội viên phải phù hợp với từng đối tượng, điều kiện lao động, công tác và học tập của hội viên.
a) Hội viên Hội Nông dân Việt Nam:
- Hội viên sinh sống và lao động ở nông thôn thì tham gia sinh hoạt tại chi Hội, tổ Hội được tổ chức theo địa bàn dân cư, theo nghề nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác...
- Hội viên là ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân cấp cơ sở trở lên sinh hoạt tại các kỳ họp của ban chấp hành và các cuộc hội thảo, hội nghị...cấp mình tham gia.
b) Hội viên danh dự của Hội Nông dân Việt Nam
Hội viên danh dự do Hội Nông dân cấp trực tiếp kết nạp và quản lý, được mời tham gia các hoạt động Hội như: sinh hoạt chi Hội và các hội nghị, hội thảo, tọa đàm phù hợp với điều kiện và khả năng chuyên môn... do Hội tổ chức.
1.3.5. Xem xét miễn sinh hoạt
- Đối với hội viên tuổi cao, sức khoẻ yếu, hội viên ốm đau dài ngày không tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Hội được nhưng vẫn có nguyện vọng gắn bó với tổ chức Hội thì báo cáo chi Hội xem xét để được miễn sinh hoạt và các hoạt động của Hội. Chi Hội báo cáo ban thường vụ cơ sở Hội biết theo dõi.
- Nhiệm vụ, quyền lợi của hội viên được miễn sinh hoạt và hoạt động Hội:
+ Nhiệm vụ: Căn cứ vào điều kiện sức khỏe và khả năng của hội viên để thực hiện nhiệm vụ hội viên được quy định tại điều 4, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
+ Quyền lợi: Được mời dự Hội nghị toàn thể hội viên (nếu đủ sức khỏe). Được hưởng quyền lợi đầy đủ như hội viên đang tham gia sinh hoạt và hoạt động của Hội.
+ Nếu vi phạm tư cách hội viên vẫn bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
1.3.6. Trường hợp đưa ra khỏi danh sách hội viên và tổ chức Hội
a) Hội viên Hội Nông dân Việt Nam: Đối với những hội viên không gắn bó, thiết tha với Hội hoặc làm đơn xin ra khỏi Hội thì chi Hội báo cáo ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp để đưa ra khỏi danh sách hội viên và tổ chức Hội. Hội viên đã ra khỏi Hội thì được xem xét kết nạp lại, nhưng ít nhất sau thời gian 12 tháng.
b) Hội viên danh dự: Hội viên danh dự có đề nghị xin thôi là hội viên danh dự thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp (nơi) quyết định kết nạp ra thông báo cho thôi là hội viên danh dự.
Hội viên danh dự vi phạm Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam có ảnh hưởng đến uy tín của Hội thì Ban thường vụ Hội Nông dân cấp (nơi) quyết định kết nạp, quyết định xóa tên hội viên danh dự.
1.3.7. Sử dụng huy hiệu Hội
Cán bộ, hội viên đeo huy hiệu Hội vào ngày lễ lớn của Hội, các hoạt động, sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị - xã hội của Hội.
1.3.8. Cấp thẻ và quản lý thẻ hội viên
- Thẻ hội viên có giá trị chứng nhận tư cách, trách nhiệm và quyền lợi chính trị - xã hội của hội viên, được cấp để thực hiện nhiệm vụ của hội viên và của Hội Nông dân Việt Nam. Thẻ hội viên do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quy định và hướng dẫn sử dụng. Hội Nông dân cấp tỉnh chủ động in, phát hành và quản lý.
- Hội viên được cấp Thẻ trong lễ kết nạp hoặc chậm nhất không quá 3 tháng kể từ ngày được kết nạp vào Hội. Việc cấp Thẻ hội viên do ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh quyết định. Thẻ có dán ảnh và đóng dấu nổi của Hội Nông dân cấp tỉnh. Hội viên được nhận Thẻ hội viên phải thực hiện đúng những quy định về sử dụng và bảo quản thẻ hội viên.
- Thẻ hội viên chỉ được sử dụng trong công tác và sinh hoạt nội bộ Hội Nông dân và xuất trình khi cần.
- Hội viên không được cho người khác mượn thẻ; Thẻ hội viên không còn giá trị khi hội viên không còn tham gia tổ chức Hội.
- Hội viên bị xóa tên thì Ban thường vụ Hội cơ sở có trách nhiệm thu hồi thẻ và báo cáo Hội cấp trên trực tiếp.
- Khi thẻ bị mất hoặc hư hỏng thì phải báo cho chi Hội biết; chi Hội lập danh sách và có văn bản báo cáo lên Hội cấp trên đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ hội viên.
1.3.9. Trách nhiệm của các cấp Hội trong việc cấp và quản lý thẻ hội viên
a) Cấp cơ sở: Lập danh sách hội viên được đề nghị cấp thẻ và làm thủ tục đè nghị Hội cấp trên trực tiếp xem xét cấp thẻ hội viên, cấp lại thẻ hội viên bị mất hoặc bị hỏng. Sau khi có quyết định cấp thẻ của cấp Hội có thẩm quyền, chi Hội tổ chức cấp thẻ hội viên tại Lễ kết nạp hội viên hoặc sinh hoạt chi Hội, tổ Hội.
b) Hội Nông dân cấp huyện: Chỉ đạo, hướng dẫn, xem xét và lập danh sách đề nghị ban thường vụ Hội cấp tỉnh cấp thẻ hội viên; lập danh sách hội viên được cấp thẻ và quản lý sổ cấp thẻ hội viên.
c) Hội Nông dân tỉnh, thành phố: Ban Thường vụ Hội cấp tỉnh ra quyết định cấp thẻ hội viên, cấp lại thẻ hội viên bị mất hoặc bị hỏng. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Hội cấp dưới thực hiện việc phát và quản lý thẻ hội viên. Hằng năm báo cáo Trung ương ương Hội.
d) Đối với hội viên danh dự thuộc cấp sơ sở, cấp huyện quản lý thì đề nghị Hội Nông dân cấp tỉnh quyết định cấp thẻ cho hội viên. Đối với hội viên danh dự thuộc cấp tỉnh quản lý thì Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh quyết định cấp thẻ cho hội viên. Đối với hội viên danh dự thuộc Trung ương Hội quản lý thì Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định cấp thẻ cho hội viên.
2. Điều 4: Nhiệm vụ của hội viên
- Đối với hội viên Hội Nông dân Việt Nam: Thực hiện theo 3 nhiệm vụ quy định trong Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. Hội viên có trách nhiệm đóng hội phí tại nơi sinh hoạt.
- Đối với hội viên danh dự: Tích cực tham gia phối hợp triển khai các hoạt động của Hội khi được tổ chức Hội mời; nghiên cứu khoa học, xây dựng các mô hình và các hoạt động liên kết hỗ trợ cho nông dân Hội viên danh dự không phải đóng hội phí; nếu hội viên danh dự tự nguyện đóng hội phí thì tổ chức Hội nơi hội viên danh dự sinh hoạt tiếp nhận vào nguồn hội phí của Hội.
3. Điều 5: Quyền lợi của hội viên
3.1. Quyền ứng cử, đề cử, bầu cử (khoản 3)
3.1.1. Đối với hội viên nông dân Việt Nam
Việc ứng cử, đề cử, bầu cử thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
3.1.2. Đối với hội viên danh dự
Không có quyền biểu quyết các vấn đề của Hội, ứng cử, đề cử, nhận đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội. Trường hợp được triệu tập là đại biểu chính thức của đại hội thì thực hiện các quyền của đại biểu tham dự đại hội.
3.2. Quyền lợi của hội viên danh dự
- Được tham dự một số cuộc họp và hoạt động của Hội phù hợp với chuyên môn; tham gia thảo luận, và đề xuất ý kiến về các công việc của Hội và phong trào nông dân. Tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Hội nâng cao vai trò, vị thế của Hội.
- Trong quá trình hoạt động có đóng góp thì được khen thưởng do cấp Hội trực tiếp quản lý hội viên quyết định và thực hiện hoặc đề nghị Hội cấp trên khen thưởng.
4. Điều 6: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
4.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của cơ quan lãnh đạo Hội các cấp
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.
- Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ chỉ hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) số uỷ viên được triệu tập trở lên. Nghị quyết ban chấp hành, ban thường vụ chỉ có giá trị khi quá một phần hai (1/2) tổng số uỷ viên ban chấp hành hay ban thường vụ được triệu tập biểu quyết đồng ý.
Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Thành viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu ý kiến và được báo cáo với Hội cấp trên trực tiếp. Khi chưa có ý kiến của Hội cấp trên trực tiếp, thành viên đó phải chấp hành nghị quyết của tập thể và không được truyền bá ý kiến cá nhân và làm trái với nghị quyết. Khi thi hành, phải thực hiện nghị quyết của tập thể.
4.2. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín
Việc bầu cử thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
4.3. Công tác bầu cử của Hội.
Thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
4.4. Quy trình, thủ tục công nhận kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch
Ban chấp hành, ban thường vụ và chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch Hội từ cấp tỉnh trở xuống phải được ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp công nhận.
- Trong vòng 15 ngày làm việc, ban thường vụ khóa mới báo cáo lên ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp các biên bản bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch kèm theo danh sách trích ngang và tờ trình đề nghị công nhận. Tờ trình do chủ tịch hoặc phó chủ tịch (đối với nơi chưa bầu chủ tịch) mới được bầu tại Hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất ký. Trường hợp chưa bầu được Chủ tịch, phó chủ tịch thì do đồng chí ủy viên Ban thường vụ được giao chủ trì hội nghị ký.
- Đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch điều hành và ký các văn bản theo thẩm quyền ngay sau khi công bố kết quả bầu cử tại đại hội. Riêng kiện toàn bổ sung tại hội nghị ban chấp hành được điều hành các công việc ngay, nhưng chỉ khi có quyết định chuẩn y của ban thường vụ Hội cấp trên thì đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch mới được ký các văn bản theo thẩm quyền.
- Trường hợp phát hiện có sự vi phạm Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì ban thường vụ cấp trên trực tiếp có quyền không công nhận kết quả bầu cử và chỉ đạo tiến hành bầu lại; hoặc thấy có một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không đảm bảo nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định thì có quyền không công nhận một hoặc một số chức danh đó.
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của cấp dưới, ban thường vụ Hội cấp trên phải ra quyết định công nhận. Nếu không công nhận phải thông báo và nêu rõ lý do cho Hội cấp dưới biết bằng văn bản.
- Trường hợp đã có quyết định công nhận của ban thường vụ Hội cấp trên, sau đó mới phát hiện có sự vi phạm Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và nguyên tắc, thủ tục bầu cử của Hội thì ban thường vụ cấp ra quyết định công nhận thu hồi và hủy quyết định công nhận đối với tất cả danh sách hoặc của một hoặc một số người trong danh sách.
5. Điều 7: Hệ thống tổ chức của Hội
5.1. Hệ thống tổ chức Hội được thành lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
5.2. Tổ chức Hội được xác định tương đương với tổ chức Cơ sở Hội được thành lập theo đơn vị hành chính là những tổ chức do ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thống nhất thành lập trong một số nông trường, lâm trường; hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...mà thực hiện chức năng, nhiệm vụ tương đương Hội Nông dân cấp cơ sở, được cấp ủy cùng cấp và ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp đồng ý.
6. Điều 8: Đại hội Hội Nông dân các cấp
6.1. Đại biểu đại hội
6.1.1. Số lượng đại biểu (khoản 1)
- Căn cứ vào số lượng đơn vị trực thuộc, số lượng hội viên và điều kiện thực tế của địa phương; trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội và ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp, ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định số lượng đại biểu dự đại hội.
- Ở những nơi có số lượng hội viên dưới 100 người thì tổ chức đại hội toàn thể hội viên trừ trường hợp đặc biệt sẽ do ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với cấp ủy của cấp triệu tập đại hội.
6.1.2. Thành phần đại biểu (khoản 2)
- Đại biểu đương nhiên: Ủy viên ban chấp hành thuộc cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức (đại biểu đương nhiên) của đại hội ở đơn vị đó. Đối với ủy viên ban chấp hành cơ cấu, không chuyên trách thì thuộc đoàn đại biểu của cơ quan Hội chuyên trách cấp triệu tập đại hội.
- Đại biểu do đại hội, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu: Theo phân bổ số lượng của ban chấp hành cấp triệu tập đại hội. Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số lượng đại biểu đại hội theo những căn cứ chủ yếu sau:
+ Số lượng hội viên.
+ Số lượng tổ chức Hội trực thuộc cấp đó.
+ Tính đặc thù, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc, vùng miền...
- Đại biểu chỉ định: là những đại biểu do ban chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định ngoài số đại biểu đương nhiên và số đại biểu bầu từ đại hội (hội nghị) cấp dưới. Số lượng đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu chính thức của đại hội.
6.1.3. Bầu đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết dự đại hội cấp trên
Việc bầu cử đại biểu dự đại hội cấp trên (cả chính thức và dự khuyết) thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
6.1.4. Thay thế đại biểu
- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.
- Nguyên tắc thay thế đại biểu:
+ Đại biểu dự khuyết được bầu thuộc đoàn đại biểu nào thì được thay thế đại biểu chính thức của đoàn đại biểu đó.
+ Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp; nếu phiếu bầu bằng nhau thì người có thành tích nổi trội, có quá trình cống hiến cho tổ chức Hội và phong trào nông dân nhiều hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn và trên cơ sở có tính đến yếu tố cơ cấu của đề án đoàn đại biểu.
+ Thời gian thay thế đại biểu: Việc thay thế đại biểu dự khuyết được thực hiện chậm nhất 01 ngày trước khi diễn ra đại hội.
Khi đại biểu chính thức đã được bầu tại đại hội vắng mặt có lý do chính đáng thì đại biểu dự khuyết thay thế. Ban thường vụ Hội nơi có sự thay đổi đại biểu phải có tờ trình báo cáo lý do và đề cử đại biểu dự khuyết thay thế gửi ban thường vụ Hội cấp triệu tập đại hội và phải được ban thường vụ Hội cấp triệu tập đại hội đồng ý và ban hành quyết định triệu tập.
Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết mà số đại biểu chính thức đã được bầu vẫn thiếu, nếu cần thiết thì ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của ban thường vụ Hội cấp dưới nhưng với điều kiện tổng số đại biểu chỉ định vẫn nằm trong giới hạn tỉ lệ 5% so với tổng số đại biểu được triệu tập.
6.1.5. Bác tư cách đại biểu
Đại hội cấp triệu tập có trách nhiệm xem xét bác bỏ tư cách đại biểu trong các trường hợp sau:
- Đại biểu đang trong thời gian bị cơ quan pháp luật khởi tố, truy tố. Đại biểu được bầu đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
- Đại biểu được bầu không đúng quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
- Trong thời gian đang diễn ra đại hội, đại biểu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy đại hội gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Hội.
6.2. Hình thức tổ chức Đại Hội
Đại hội tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh... do Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn.
6.3. Về kéo dài hoặc rút ngắn thời gian nhiệm kỳ đại hội (khoản 4)
- Các trường hợp đặc biệt có thể tổ chức đại hội sớm hoặc muộn hơn nhưng không được quá mười hai tháng, bao gồm: Khi có thay đổi địa giới hành chính (chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập mới) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp có quyền quyết định điều chỉnh thời gian nhiệm kỳ đại hội lần thứ nhất để phù hợp với thời gian nhiệm kỳ đại hội Hội cùng cấp trong cả hệ thống Hội. Nhiệm kỳ của tổ chức Hội mới không nhất thiết phải đủ 5 năm.
- Trước khi quyết định việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian nhiệm kỳ đại hội phải báo cáo và được sự đồng ý (bằng văn bản) của ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp của cấp triệu tập đại hội.
- Đối với Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thảo luận, thống nhất, báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
6.4. Hội nghị đại biểu
6.4.1. Số lượng đại biểu
Do ban chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định nhưng không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ do cấp có thẩm quyền quyết định. Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đại biểu đại hội.
6.4.2. Thành phần đại biểu của Hội nghị đại biểu
- Ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa hết thời hạn áp dụng (kể cả kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Các đại biểu do ban chấp hành cấp dưới cử lên, gồm:
+ Cán bộ chủ chốt của ban chấp hành cấp dưới.
+ Một số cán bộ Hội chuyên trách, không chuyên trách.
+ Hội viên tiêu biểu.
Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do ban chấp hành cấp dưới thảo luận, thống nhất đề nghị; ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.
7. Điều 9: Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp
7.1. Bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch (khoản 2)
Chỉ bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch khi khuyết các chức danh đó.
7.1.1. Các trường hợp bầu bổ sung
Bầu chưa đủ số lượng do đại hội hoặc hội nghị quyết định.
Khi ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác (không thuộc cơ cấu ban chấp hành, ban thường vụ), bị kỷ luật cách chức hoặc vì lý do cá nhân khác xin rút tên.
7.1.2. Nguyên tắc bầu bổ sung
Bầu bổ sung ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch phải đảm bảo cơ cấu, số lượng và tiêu chuẩn đã được đại hội hoặc hội nghị thông qua. Trước khi bầu bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch ở mỗi cấp, ban thường vụ cấp đề nghị phải có văn bản báo cáo cụ thể và phải được sự thống nhất, đồng ý của cấp ủy cùng cấp theo quy định phân cấp quản lý cán bộ và ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp bằng văn bản. Văn bản đề nghị kiện toàn, bổ sung cần ghi rõ lý do bổ sung.
Bổ sung người chưa là ủy viên ban chấp hành vào ban thường vụ, chủ tịch hoặc phó chủ tịch của cấp đó: ban chấp hành tiến hành bầu bổ sung người đó vào ban chấp hành sau đó bầu vào ban thường vụ, và bầu giữ chức chủ tịch hoặc phó chủ tịch.
- Người vừa được bầu bổ sung vào ban chấp hành được quyền ứng cử, đề cử và bầu cử các chức danh khác tại cuộc họp đó.
7.1.3. Quy trình, thủ tục, hồ sơ kiện toàn nhân sự và công nhận kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch
a) Quy trình, thủ tục, hồ sơ kiện toàn và công nhận ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ
* Quy trình:
Bước 1: Khi ban chấp hành, ban thường vụ Hội Nông dân cấp nào khuyết ủy viên thì ban thường vụ cấp đó căn cứ đề án ban chấp hành đã được thông qua tại đại hội và đề án ban thường vụ đã được ban chấp hành thông qua tại hội nghị lần thứ nhất; kết quả quy hoạch các chức danh đã được phê duyệt (nếu có); tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh; thảo luận, thống nhất lựa chọn nhân sự dự kiến giới thiệu bầu bổ sung vào ban chấp hành, ban thường vụ. Báo cáo cấp ủy cùng cấp và ban thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp (bằng văn bản) để xin ý kiến về chủ trương kiện toàn nhân sự.
Bước 2: Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp xem xét, cho ý kiến và trả lời bằng văn bản.
Bước 3: Khi có ý kiến đồng ý của cấp ủy cùng cấp và ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp, ban thường vụ Hội Nông dân cấp bầu bổ sung thực hiện quy quy trình và triệu tập hội nghị ban chấp hành và tiến hành bầu bổ sung các chức danh theo quy định.
Bước 4: Ban thường vụ Hội Nông dân cấp bầu bổ sung hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định công nhận.
* Hồ sơ:
- Hồ sơ xin chủ trương kiện toàn, bổ sung nhân sự
+ Tờ trình của ban thường vụ Hội Nông dân cấp bầu bổ sung xin chủ trương kiện toàn ban chấp hành, ban thường vụ (cần nêu rõ lý do và tình hình ban chấp hành, ban thường vụ ở thời điểm kiện toàn).
+ Danh sách trích ngang nhân sự cụ thê.
+ Đối với nhân sự là ủy viên ban thường vụ phải có thêm lý lịch theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương Đảng quy định ở thời điểm bổ sung, kiện toàn.
- Hồ sơ đề nghị công nhận các chức danh kiện toàn, bổ sung
+ Tờ trình của ban thường vụ Hội Nông dân cấp bầu bổ sung đề nghị công nhận chức danh kiện toàn.
+ Trích biên bản Hội nghị ban chấp hành (phần điều hành kiện toàn nhân sự). + Biên bản kiểm phiếu bầu từng chức danh.
b) Quy trình, thủ tục, hồ sơ kiện toàn và công nhận chức danh chủ tịch, phó chủ tịch
* Quy trình:
Bước 1: Khi khuyết các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch ở cấp nào, thì Đảng đoàn (đối với cấp tỉnh), ban thường vụ (cấp huyện và cơ sở) Hội Nông dân cấp đó căn cứ đề án ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch đã được hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất thông qua và kết quả quy hoạch các chức danh đã được cấp ủy phê duyệt (nếu có); thảo luận, thống nhất phương án và xin ý kiến ban thường vụ cấp ủy cùng cấp cho chủ trương kiện toàn.
Bước 2: Thực hiện quy trình công tác cán bộ theo quy định, có thể thực hiện một trong các trường hợp sau:
- Trên cơ sở phương án đã được phê duyệt tại bước 1, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy trình công tác cán bộ (thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm và thống nhất trong tổ chức Đảng, ban thường vụ, ban chấp hành) để giới thiệu nhân sự cụ thể đối với từng chức danh.
- Căn cứ giới thiệu của ban thường vụ cấp ủy cùng cấp về nhân sự cụ thể theo phân cấp quản lý cán bộ để thực hiện quy trình kiện toàn.
- Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, tổ chức Đảng, ban thường vụ Hội Nông dân cấp kiện toàn có thể lựa chọn nhân sự phù hợp để tham mưu với cấp ủy cho thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Bước 3: Sau khi có phương án nhân sự cụ thể:
- Đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố: Căn cứ các quy định của Đảng về phân cấp quản lý cán bộ, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh/thành phố báo cáo bằng văn bản với ban thường vụ tỉnh/thành ủy xin ý kiến, đồng thời gửi văn bản trao đổi với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam về chủ trương và nhân sự cụ thể dự kiến kiện toàn chức danh chủ tịch, phó chủ tịch của Hội Nông dân tỉnh/thành phố.
- Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp cơ sở: Căn cứ các quy định của Đảng về phân cấp quản lý cán bộ, Ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, cấp cơ sở báo cáo bằng văn bản với ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xin ý kiến, đồng thời gửi văn bản, tờ trình báo cáo với ban thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp về chủ trương và nhân sự cụ thể dự kiến kiện toàn chức danh chủ tịch, phó chủ tịch của cấp huyện hoặc cấp xã.
Bước 4: Trên cơ sở chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp và ý kiến đồng ý bằng văn bản về chủ trương kiện toàn nhân sự của Đảng đoàn (hoặc ban thường vụ) Hội cấp trên trực tiếp, ban thường vụ Hội Nông dân nơi kiện toàn triệu tập hội nghị ban chấp hành tiến hành bầu bổ sung các chức danh theo quy định.
Bước 5: Ban thường vụ Hội Nông dân nơi kiện toàn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình ban thường vụ cấp trên trực tiếp xem xét quyết định công nhận.
* Hồ sơ:
- Hồ sơ xin ý kiến kiện toàn, bổ sung nhân sự:
+ Văn bản của cấp ủy gửi Đảng đoàn (đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố), Ban Thường vụ Hội Nông dân (đối với cấp huyện, cấp xã) trao đổi về công tác cán bộ để thống nhất chủ trương và nhân sự cụ thể kiện toàn chức danh chủ tịch, phó chủ tịch (Kèm theo trích ngang lý lịch nhân sự dự kiến giới thiệu).
+ Tờ trình của Đảng đoàn (đối với cấp tỉnh, thành phố) gửi về Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, Tờ trình của ban thường vụ Hội Nông dân (cấp huyện, cơ sở) nơi kiện toàn gửi ban thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp báo cáo tình hình ban chấp hành, ban thường vụ, nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch. Trên cơ sở đó, xin ý kiến và chủ trương kiện toàn chức danh chủ tịch, phó chủ tịch (Kèm theo sơ yếu lý lịch cán bộ theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương Đảng quy định ở thời điểm bổ sung, kiện toàn; Văn bản điều động, phân công công tác của cấp ủy đối với nhân sự được luân chuyển (nếu có)).
- Hồ sơ đề nghị công nhận chức danh được kiện toàn, bổ sung
+ Tờ trình của ban thường vụ Hội Nông dân nơi kiện toàn đề nghị công nhận chức danh được kiện toàn, bổ sung.
+ Trích biên bản Hội nghị ban chấp hành.
+ Biên bản kiểm phiếu bầu từng chức danh.
7.2. Chỉ định ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch và phó chủ tịch các cấp Hội (khoản 3)
- Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp chỉ định ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ và các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch trong trường hợp tổ chức Hội mới được thành lập hoặc được thành lập mới do có sự thay đổi về địa giới hành chính như chia tách, sáp nhập, hợp nhất trong nhiệm kỳ.
- Trong trường hợp thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ ở cơ sở theo chỉ đạo của cấp ủy, số lượng ủy viên ban chấp hành Hội cấp xã hoặc của chi Hội còn dưới 50% so với tổng số ủy viên ban chấp hành theo Đề án được Đại hội thông qua, thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện có quyền chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân cấp xã; ban thường vụ Hội Nông dân cấp xã có quyền chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành chi Hội.
* Quy trình chỉ định:
- Trường hợp chia tách, ban thường vụ Hội khóa đương nhiệm nơi có sự thay đổi về địa giới hành chính báo cáo về dự kiến nhân sự phù hợp với cơ cấu tổ chức mới với Hội cấp trên trực tiếp sau khi có sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp; ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp làm việc với ban chấp hành khóa đương nhiệm và cấp ủy nơi có sự thay đổi về địa giới hành chính dự kiến nhân sự để chỉ định.
- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập mới tổ chức Hội, ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp làm việc với ban chấp hành Hội và cấp ủy của các tổ chức Hội được sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập mới.
- Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp ra quyết định chỉ định ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch và phó chủ tịch.
7.3. Việc đương nhiên không còn là ủy viên ban chấp hành; cho rút tên khỏi ban chấp hành, ban thường vụ, thôi giữ chức danh chủ tịch, phó chủ tịch (khoản 5, 6)
- Uỷ viên ban chấp hành có quyết định nghỉ hưu hoặc có thông báo nghỉ chờ nghỉ hưu, nghỉ công tác kể từ thời điểm quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ chờ nghỉ hưu, nghỉ công tác có hiệu lực thi hành, thì đương nhiên không còn là uỷ viên ban chấp hành và các chức vụ khác do ban chấp hành bầu.
- Uỷ viên ban chấp hành chuyển công tác khác mà vị trí công tác mới không thuộc thành phần cơ cấu tham gia ban chấp hành kể từ thời điểm quyết định chuyển công tác có hiệu lực thi hành thì đương nhiên không còn là uỷ viên ban chấp hành và các chức vụ khác do ban chấp hành bầu.
- Đối với ủy viên ban chấp hành chuyển công tác trong hệ thống Hội:
+ Trường hợp ủy viên ban chấp hành Hội cấp dưới (không là ủy viên ban chấp hành Hội cấp trên) khi chuyển công tác lên cơ quan chuyên trách Hội cấp trên thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành Hội cấp dưới.
+ Trường hợp ủy viên ban chấp hành Hội cấp dưới đồng thời là ủy viên ban chấp hành Hội cấp trên nếu chuyển công tác lên cơ quan chuyên trách Hội cấp trên thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành Hội cấp dưới; việc tham gia ban chấp hành Hội cấp trên, trên cơ sở cơ cấu, số lượng chức danh còn khuyết.
- Ủy viên ban chấp hành giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thành phần cơ cấu tham gia ban chấp hành khi có quyết định thôi giữ chức vụ cũng đương nhiên không còn là ủy viên ban chấp hành và các chức vụ khác do ban chấp hành bầu.
- Đối với người tham gia ban chấp hành nhiều cấp: Nếu bị kỷ luật cách chức hoặc rút tên khỏi ban chấp hành cấp dưới thì không còn là ủy viên ban chấp hành của các cấp trên.
- Đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội các cấp trước khi cho rút tên hoặc thôi tham gia ban chấp hành phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp.
- Nếu rút tên trong ban chấp hành thì không còn là ủy viên ban thường vụ và không còn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có). Nếu chỉ rút tên trong ban thường vụ thì không còn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có) nhưng vẫn còn là ủy viên ban chấp hành. Nếu chỉ thôi giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch thì vẫn còn là ủy viên ban thường vụ, uỷ viên ban chấp hành.
8. Điều 10: Nhiệm vụ của Ban chấp hành từ cấp huyện trở lên (khoản 4)
8.1. Thành lập tổ chức Hội
a) Thẩm quyền: Việc thành lập tổ chức Hội do Hội cấp trên trực tiếp quyết định sau khi thống nhất chủ trương (bằng văn bản) với cấp ủy cùng cấp.
b) Quy trình, thủ tục:
- Cấp ủy địa phương nơi dự kiến thành lập tổ chức Hội gửi hồ sơ đến tổ chức Hội có thẩm quyền thành lập, gồm:
+ Văn bản đề nghị thành lập tổ chức Hội.
+ Đề án thành lập tổ chức Hội.
+ Dự thảo phương hướng hoạt động của tổ chức Hội.
+ Danh sách trích ngang ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch lâm thời dự kiến chỉ định.
+ Lý lịch theo mẫu quy định đối với các chức danh ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch.
+ Danh sách tổ chức Hội trực thuộc và danh sách hội viên.
- Tổ chức Hội có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; làm việc với cấp ủy nơi thành lập tổ chức Hội.
- Tổ chức Hội có thẩm quyền ra quyết định thành lập, phối hợp với cấp ủy tổ chức lễ công bố quyết định thành lập tổ chức Hội.
Lưu ý: Trong trường hợp Hội cấp trên có chủ trương thành lập Hội cấp dưới thì chủ động làm việc với cấp ủy cùng cấp với tổ chức Hội đó để thống nhất chủ trương thành lập.
8.2. Chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức Hội
Quy trình, thủ tục thực hiện theo Hướng dẫn số 21 -HD/HNDTW ngày 22/3/2024 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về thực hiện sắp xếp tổ chức Hội Nông dân ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2024 - 2030.
8.3. Chấm dứt hoạt động tổ chức Hội
Việc chấm dứt hoạt động tổ chức Hội thực hiện như sau:
- Ban chấp hành Hội ở đơn vị chấm dứt hoạt động báo cáo thực trạng công tác Hội và phong trào nông dân, tình hình tổ chức Hội của đơn vị mình; đồng thời đề xuất phương án giải quyết với Hội cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp.
- Có văn bản đề nghị được chấm dứt hoạt động gửi ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp.
- Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp làm việc với ban chấp hành Hội nơi chấm dứt hoạt động và cấp ủy trực tiếp quản lý, xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động; đồng thời thống nhất về phương án giải quyết.
- Khi có quyết định chấm dứt hoạt động, ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp của tổ chức Hội được chấm dứt hoạt động thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan biết và thu hồi lại con dấu.
8.4. Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Hội
8.4.1.Cấp chuyển giao, tiếp nhận
- Ban thường vụ cơ sở Hội chuyển giao, tiếp nhận chi Hội.
- Ban thường vụ Hội cấp huyện chuyển giao, tiếp nhận cơ sở Hội.
- Ban thường vụ Hội cấp tỉnh chuyển giao, tiếp nhận Hội cấp huyện.
8.4.2. Thủ tục chuyển giao và tiếp nhận
- Công văn đề nghị của tổ chức Hội chuyển đi gửi ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp và ban thường vụ Hội cấp tiếp nhận
- Công văn của Hội cấp trên trực tiếp có tổ chức Hội chuyển đi gửi cấp Hội tiếp nhận.
17
- Danh sách ban chấp hành, cán bộ Hội chuyên trách. - Báo cáo số lượng, chất lượng hội viên.
- Quyết định của cấp Hội có trách nhiệm tiếp nhận.
8.4.3. Nội dung chuyển giao và tiếp nhận
- Tình hình tư tưởng của cán bộ, hội viên.
- Công tác tổ chức cán bộ.
- Những nhiệm vụ công tác đang tiến hành cần tiếp tục giải quyết.
- Các loại văn bản, sổ sách, tài chính, cơ sở vật chất (nếu có).
8.5. Giải thể tổ chức Hội
8.5.1. Thẩm quyền: Khi các đơn vị hành chính giải thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức Hội cũng giải thể.
Cấp nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp đó có thẩm quyền ra quyết định giải thể và báo cáo Hội cấp trên trực tiếp.
8.5.2. Quy trình, thủ tục giải thể tổ chức Hội
Tổ chức Hội phải giải thể có văn bản báo cáo cấp ủy đảng về việc đề nghị giải thể.
- Tổ chức Hội phải giải thể gửi văn bản đề nghị giải thể có ý kiến đồng ý của cấp ủy và các văn bản có liên quan đến nguyên nhân giải thể cho Hội cấp trên trực tiếp.
- Hội cấp trên trực tiếp xem xét, làm việc với tổ chức Hội và cấp ủy đảng thống nhất chủ trương.
+ Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp ban hành quyết định giải thể.
+ Khi có quyết định giải thể một tổ chức Hội, ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan biết và thu hồi lại con dấu.
Trong trường hợp Hội cấp dưới không chủ động thực hiện quy trình giải thể tổ chức Hội, Hội cấp trên có quyền làm việc với cấp ủy cấp dưới để thống nhất chủ trương giải thể tổ chức Hội.
8.6. Cách tính nhiệm kỳ của tổ chức Hội thành lập mới, chia tách, sáp nhập, hợp nhất
8.6.1. Thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất
Nhiệm kỳ (không nhất thiết phải đủ 5 năm) được tính từ thời điểm tiến hành đại hội, số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ đại hội được tính là lần thứ nhất (trừ trường hợp sáp nhập tổ chức Hội cấp thấp hơn trở thành một bộ phận của tổ chức Hội cấp trên thì số thứ tự được tính theo nhiệm kỳ của tổ chức Hội cấp trên).
Trường hợp sáp nhập 02 tổ chức Hội trở lên cùng cấp, có số nhiệm kỳ bằng nhau thì số nhiệm kỳ của tổ chức Hội mới được sáp nhập được giữ nguyên.
8.6.2. Chia tách
Các đơn vị không thay đổi tên gọi và cấp Hội thì nhiệm kỳ đại hội và số thứ tự đại hội được giữ nguyên.
- Các đơn vị thành lập mới thì nhiệm kỳ được tính từ thời điểm tiến hành đại hội. Số thứ tự đại hội được tính là lần thứ nhất.
- Các đơn vị thay đổi tên gọi nhưng mô hình tổ chức bộ máy không có sự thay đổi thì nhiệm kỳ đại hội và số thứ tự đại hội được giữ nguyên, không thay đổi.
8.7. Đối với chi Hội, tổ Hội: Ban thường vụ cơ sở Hội hoặc cấp trên trực tiếp quản lý quyết định việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chấm dứt hoạt động, giải thể chi hội trực thuộc. Quy trình được thực hiện như cấp cơ sở.
9. Điều 11: Tổ chức cơ sở Hội
9.1. Tổ chức cơ sở Hội: Là nền tảng của Hội, là cấp trên trực tiếp của chi Hội, là nơi trực tiếp với hội viên, nông dân; đoàn kết, tập hợp, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân tương trợ, giúp đỡ nhau thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống; là nơi trực tiếp thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các phong trào của Hội.
- Tổ chức Hội tương đương cấp cơ sở: Đối với những tổ chức Hội có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về đối tượng hội viên như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, có mối liên hệ với nhiều ngành, nhiều đơn vị trong công tác... nếu có đủ điều kiện, được sự thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Hội cấp trên đồng ý thì thành lập tổ chức Hội tương đương Hội Nông dân cấp cơ sở và do ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện quyết định.
Nếu tổ chức Hội tương đương cấp cơ sở có sự thay đổi, không còn đủ các điều kiện quy định thì ban thường vụ Hội cấp huyện xem xét, quyết định lại cho phù hợp và báo cáo lên ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh.
9.2. Trường hợp đặc thù tổ chức Hội cấp dưới không còn tổ chức Hội cấp trên trực tiếp thì Hội cấp trên kế tiếp trực tiếp chỉ đạo tổ chức Hội cấp dưới đó. Cụ thể
như sau:
- Tại các quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh, không có tổ chức Hội mà vẫn có cơ sở Hội thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và thống nhất với cấp uỷ của quận, thị, thành trực thuộc tỉnh để cử cán bộ theo dõi cơ sở Hội đó; việc công nhận uỷ viên ban chấp hành, ban thường vụ, chức danh chủ tịch, phó chủ tịch do ban thường vụ Hội cấp tỉnh quyết định.
- Trường hợp tổ chức Hội cấp cơ sở không còn mà vẫn còn chi Hội thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh) trực tiếp chỉ đạo và thống nhất với cấp uỷ của xã, phường, thị trấn cử cán bộ theo dõi chi
Hội đó. Việc công nhận ban chấp hành, chi hội trưởng, chi hội phó do ban thường vụ Hội cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh) quyết định.
- Trường hợp cấp cơ sở Hội và quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không còn tổ chức Hội mà còn chi Hội thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và thống nhất với cấp uỷ xã, phường, thị trấn cử cán bộ theo dõi chi Hội đó. Việc công nhận ban chấp hành, chi hội trưởng, chi hội phó do ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh quyết định.
9.3. Quy trình, thủ tục thành lập tổ chức cơ sở Hội
- Căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, ban thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp làm việc với cấp ủy nơi thành lập để thống nhất về việc thành lập tổ chức cơ sở Hội, lập danh sách kết nạp hội viên, xem xét, lựa chọn nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh chủ chốt.
- Thủ tục:
+ Văn bản đề nghị thành lập của cấp uỷ nơi thành lập tổ chức cơ sở Hội.
+ Đề án thành lập tổ chức cơ sở Hội và nhân sự cơ quan lãnh đạo mới.
+ Danh sách hội viên (nếu có); danh sách và đơn xin tham gia tổ chức Hội của nông dân và lao động khác.
+ Danh sách trích ngang đề cử ban chấp hành, ban thường vụ và chức danh lãnh đạo.
- Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận hội viên, quyết định thành lập tổ chức Hội ở cơ sở và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ và chức danh lãnh đạo của tổ chức Hội mới được thành lập.
- Tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định thành lập.
10. Điều 13: Chi Hội
10.1. Vai trò, vị trí của chi Hội
Chi Hội là đơn vị hành động, là tế bào của Hội và là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp hội viên, nông dân.
10.2. Mô hình tổ chức chi Hội
- Chi Hội tổ chức theo thôn, ấp, bản, làng, khu phố phù hợp với địa bàn dân cư và sự lãnh đạo của chi bộ; theo hợp tác xã, theo nghề nghiệp, các khu nông nghiệp công nghệ cao.
Chi Hội có đông hội viên (có 100 hội viên trở lên) thì được chia thành các tổ Hội theo địa bàn, đối tượng, tổ hợp tác, nghề nghiệp, sở thích. Chi Hội theo địa bàn dân cư nhưng hội viên sinh sống phân tán trên địa bàn rộng, đi lại khó khăn thì dưới 100 hội viên vẫn có thể chia thành các tổ Hội để thuận tiện cho việc sinh hoạt và tổ chức các hoạt động của Hội.
- Ngoài mô hình trên, tại các cơ sở Hội, có thể hình thành các câu lạc bộ, nhóm/tổ hội viên nông dân có tính chất đặc thù thuộc sự quản lý, điều hành của ban chấp hành cơ sở Hội.
10.3. Quy trình, thủ tục thành lập chi Hội
- Khi một đơn vị có đủ điều kiện thành lập chi Hội, ban thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp quản lý trao đổi thống nhất với cấp uỷ nơi thành lập chi Hội; đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp để thống nhất về việc thành lập chi Hội, kết nạp hội viên, lựa chọn nhân sự cán bộ chi Hội (ban chấp hành, chi hội trưởng, chi hội phó).
- Thủ tục:
+ Văn bản của cấp uỷ nơi thành lập chi Hội.
+ Danh sách hội viên.
+ Danh sách trích ngang đề cử cán bộ chi Hội.
- Ban thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận hội viên, quyết định thành lập chi Hội.
- Tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định thành lập.
10.4. Đại hội chi Hội
- Chi Hội tổ chức đại hội toàn thể hội viên hoặc đại hội đại biểu hội viên (đối với chi Hội có trên 100 hội viên trở lên) để bầu ban chấp hành chi hội, chi hội trưởng, chi hội phó và bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên (nếu có). Việc bầu cử tiến hành bằng hình thức biểu quyết giơ tay.
Trường hợp chi Hội có trên 100 hội viên mà vẫn có nguyện vọng tổ chức đại hội toàn thể hoặc chi Hội có dưới 100 hội viên nhưng muốn tổ chức đại hội đại biểu thì phải được sự đồng ý của cấp uỷ cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp. Số lượng đại biểu dự đại hội chi Hội (nếu là đại hội đại biểu), số lượng ban chấp hành, chi hội phó của chi hội do ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp quản lý hướng dẫn trên cơ sở được sự đồng ý của cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp. Số lượng chi hội phó có thể từ 1 - 3, tùy thuộc vào quy mô tổ chức và số lượng hội viên của từng chi Hội.
- Cơ cấu ban chấp hành chi hội gồm: Chi hội trưởng, chi hội phó, các tổ trưởng tổ hội, tổ hội nghề nghiệp và một số thành viên khác có liên quan (nếu thấy cần thiết). Số lượng ban chấp hành chi Hội do ban thường vụ Hội cấp cơ sở hoặc ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp xem xét quyết định, trên cơ sở được sự đồng ý của cấp ủy quản lý.
Ban chấp hành chi hội, chi hội trưởng, chi hội phó phải được ban thường vụ Hội cấp cơ sở (hoặc ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp) ra quyết định công nhận.
10.5. Ban Chấp hành Chi Hội họp một tháng 01 lần, khi cần thiết có thể họp bất thường. Chi Hội định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết. Chi hội không chia thành tổ Hội sinh hoạt ba tháng 01 lần, khi cần thiết sinh hoạt bất thường.
10.6. Nhiệm kỳ của chi Hội là 05 năm. Trường hợp đặc biệt có thể tổ chức sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá 1 năm (12 tháng) và phải được ban chấp hành cơ sở Hội (hoặc ban thường vụ Hội cấp trực tiếp quản lý) đồng ý.
Trong nhiệm kỳ, Ban chấp hành chi Hội hoặc hội nghị chi hội được bầu bổ sung ban chấp hành, kiện toàn chi hội trưởng, chi hội phó khi khuyết nhân sự và không giới hạn số lần bầu bổ sung.
10.7. Ban thường vụ hội cấp trên trực tiếp chỉ định ủy viên ban chấp hành chi hội và các chức danh chi hội trưởng, chi hội phó trong trường hợp tổ chức Hội mới được thành lập hoặc được thành lập mới do có sự thay đổi về địa giới hành chính như chia tách, sáp nhập, hợp nhất trong nhiệm kỳ; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ mới cho phù hợp.
11. Điều 15: Tổ Hội
- Tổ Hội là đơn vị trực thuộc chi Hội, thành lập theo địa giới hành chính, thuận tiện cho việc sinh hoạt, hoạt động của hội viên.
- Căn cứ vào điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập hoặc địa bàn hội viên sinh sống, chi Hội thảo luận, thống nhất thành lập tổ Hội và đề nghị lên ban thường vụ cơ sở Hội (hoặc ban thường vụ Hội cấp quản lý trực tiếp) công nhận.
- Tổ Hội có tổ trưởng và 1 - 2 tổ phó do hội viên bầu ra. Số lượng tổ phó do chi Hội quyết định trên sơ sở tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của từng tổ Hội và phải được ban thường vụ cơ sở Hội (hoặc ban thường vụ Hội cấp quản lý trực tiếp) đồng ý.
12. Điều 17: Công tác kiểm tra, giám sát
Thực hiện theo Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII ban hành.
13. Điều 18, 19, 20: Ủy ban kiểm tra của Hội
Thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 – 2028.
14. Điều 21: Khen thưởng
Thực hiện theo Quy định về thi đua, khen thưởng trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
15. Điều 22: Kỷ luật
Thực hiện theo Quy định công tác thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII ban hành.
16. Điều 24: Quản lý, sử dụng tài chính của Hội Thực hiện theo quy định của Nhà nước và quy định của Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam.
- Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượng
- Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hình
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
- Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn định